Phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn hiệu quả nhất

Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của ngộ độc thực phẩm bệnh nhân cần được xử trí, cấp cứu bằng phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn bảo đảm an toàn cho người bệnh.

Ngày 24/01/2018, 02:43:10   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1395

Ngộ độc thực phẩm nếu nặng sẽ gây ra các biến chứng hoặc có thể gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời nếu chẳng may gia đình có người thân bị ngộ độc.

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng con người

Ngộ độc thực phẩm nặng có thể gây nguy hiểm tính mạng con người

Trước khi thực hiện phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn mọi người cần nhận biết các dấu hiệu bị ngộ độc như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng, nước tiểu có máy, bệnh nhân có thể bị sốt hoặc không. Sau khi ăn uống khoảng 15 phút người bệnh sẽ có những biểu hiện trên.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn như: nhiễm hóa chất, thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, hoạc ăn phải các hải sản có độc tố nguy hiểm…ngoài ra các vi khuẩn có độc tố phát triển ở trong thực phẩm như vi khuẩn Clostridium botulinum yếm khí có mặt trong các loại thịt khô, xúc xích, thịt hộp, tụ cầu, lỵ trực tràng….gây ngộ độc cho bệnh nhân.

Phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn tại nhà

Khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc thức ăn vẫn còn tỉnh táo cần nhanh chóng gây nôn để loại bỏ thức ăn có độc ra ngoài.

Dùng nước muối pha loãng 0,9% uống một hơi rồi dùng tay móc họng ngoáy họng để gây nôn. Hoặc có thể dùng nước lọc rồi đưa ngón trỏ đè vào gốc lưỡi để ép cơ thể nôn ra càng nhiều càng tốt.

Cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi và theo dõi tình trạng bệnh nếu có các triệu chứng khác lạ cần phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế khám chữa bệnh nhanh nhất.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy cần uống dung dịch Oreso để cung cấp điện giải cho cơ thể hoặc nếu không có sẵn nên pha 1 thìa muối trong 1 lít nước lọc để uống sẽ giúp chống mất nước cho cơ thể.

Bệnh nhân bị co giật nhiều, hôn mê, rối loạn ý thức sẽ nguy hiểm đến tính mạng nên cần đưa đến bệnh viện để các bác sĩ có phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn một cách nhanh chóng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống các thuốc khác theo lời mách bảo của người khác, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện gấp để xác định được nguyên nhân gây ngộ độc.

Phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn tại bệnh viện

Bệnh nhân bị ngộc độc thức ăn cần đến bệnh viện kịp thời

Bệnh nhân bị ngộc độc thức ăn cần đến bệnh viện kịp thời

Bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ điều trị ngộ độc thức ăn tại bệnh viện theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Theo tin tức y tế nếu bệnh nhân tỉnh táo cần làm dừng chất độc đi vào máu bằng cách gây nôn, sử dụng thuốc đào thải chất độc khỏi cơ thể như thuốc sorbitol nhuận tràng, than hoạt uống.

Bệnh nhân bị mất nước, tiêu chảy, sốt kéo dài nghi ngờ ngộ độc thức ăn do vi khuẩn cần nhanh chóng bổ sung nước, điện giải để bù lại lượng dịch đã mất.

Dùng Oresol khoảng 2 lít hoặc nước muối để điều trị mất nước cho bệnh nhân trong 4 giờ đầu, còn đối với trẻ em là 75m.kg. Hoặc có thể dùng 2 thìa đường và 1 thìa muối pha cùng với 200ml nước hoặc cho bệnh nhân uống nước dừa, nước cam, nước suối pha thành 1 lít để cung cấp kali cho bệnh nhân. nên cho bệnh nhân uống từ từ để tránh bị nôn ra. Chỉ dùng thuốc tiêu chảy khi bệnh nhân đi ngoài với tần suốt nhiều lần toàn nước không bị sốt. Chỉ định cho bệnh nhân uống thuốc imodium nếu tiêu chảy nhẹ.

Dùng thuốc prometazin, diphenhydramin dạng tiêm cho bệnh nhân bị nôn quá nhiều.

Theo các chuyên gia y dược cho biết có thể truyền dung dịch ringer lactate hay bicarbonate 1,4% 200ml trước rồi truyền natriclorid 0,9%. Chỉ định rửa dạ dày có kỹ thuật khi lượng chất độc trong cơ thể nhiều. Nên sử dụng thuốc kháng độc khi biết rõ loại chất độc đó là gì.

Nếu bệnh nhân bị sốt do nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh ciprofloxacin để uống.

Sau khi thực hiện các biện pháp điều trị ngộ độc thức ăn bác sĩ cần đánh giá lại tình trạng bệnh nhân dựa vào huyết áp, mạch, mức độ mất nước và nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn