Phác đồ điều trị đột quỵ bộ y tế ban hành mới nhất

Đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi với tình trạng đột ngột do mạch máu não bị tắc nghẽn làm giảm lưu lượng máu tới não. Phác đồ điều tri đột quỵ bộ y tế ban hành ra sao?

Ngày 04/01/2018, 02:04:53   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 3941

Các nhà khoa học cảnh bảo nếu bệnh nhân bị đột quỵ không được cứu chữa kịp thời sẽ gây chết não và tử vong nhanh chóng để cấp cứu bệnh nhân.

Phác đồ điều trị  đôt quỵ bộ y tế ban hành

Phác đồ điều trị đột quỵ cần được tiến hành kịp thời cho bệnh nhân

Phác đồ điều trị đột quỵ cần được tiến hành kịp thời cho bệnh nhân

Điều trị đột quỵ bao gồm các giai đoạn cấp, xử lí tình trạng nhồi máu não phòng ngừa điều trị giai đoạn cấp.

Phác đồ điều trị đột quỵ đặc trị

  • TPA (Alteplase) sử dụng liều 0,6 - 0,9 mg/kg, tổng liều tối đa 90 mg.
  • 10% liều thuốc bolus tiêm tĩnh mạch trong 1 phút.
  • 90% liều thuốc còn lại truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.
  • Bệnh nhân cần được theo dõi sau khi điều trị đồng thời đánh giá quá trình phục hồi thần kinh mỗi 15 phút trong thời gian truyền tPA và mỗi 30 phút trong 6 giờ. Tiếp đó theo dỗi bệnh nhân mỗi 1 giờ trong vòng  24 giờ kể từ khi điều trị.
  • Khi bệnh nhân có các triệu chứng như nôn ói, đau đầu, tăng huyết áp cấp hoặc bị xuất huyết da nên dừng truyền tPA.  Chụp lại CT-scan sọ cấp cứu để kiểm tra biến chứng xuất huyết não và làm xét nghiệm chức năng đông máu.
  • Kiểm tra huyết áp của bệnh nhân mỗi 15 phút trong 2 giờ, tiếp mỗi 30 phút trong 6 giờ, và sau đó mỗi giờ trong 16 giờ. Nếu huyết áp tâm thu (HATT) > 180 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) > 105 mmHg. Cần dùng áp dụng phác đồ điều trị đột quỵ như sau:
  • Truyền Nicardipin 5 mg/giờ, chỉnh liều 2,5 mg/giờ trong 5-15 phút, liều tối đa là 15 mg/giờ để đạt huyết áp mong muốn (HATT < 185 mmHg, hoặc HATTr < 110 mmHg). Nên kiểm soát huyết áp mục tiêu trong vòng 24 giờ sau khi sử dụng tPA.
  • Các thủ thuật như đặt sonde dạ dày, sonde tiểu nên được trì hoãn lại.

Phác đồ điều trị đột quỵ bằng can thiệp nội mạch

Chỉ định dành cho bệnh nhân thất bại với sợi tiêu sợi tĩnh mạch, bệnh nhân nhập viện trong cửa sổ 0 - 4,5 nhưng có chống chỉ định với tiêu sợi huyết tĩnh mạch.

Chống chỉ định

  • NIHSS > 30 hoặc hôn mê.
  • Các triệu chứng thần kinh cải thiện nhanh chóng trước thời điểm điều trị.
  • Không áp dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Bệnh nhân bị dị ứng thuốc cản quang.
  • Tăng huyết áp với HATT > 180 mmHg hoặc HATTr > 105 mmHg không kiểm soát tốt.
  • Bệnh nhân đang dùng kháng đông với INR > 3.0.
  • Lượng tiểu cầu xuống thấp < 30.000.
  • Đường huyết < 50 mg/dL.
  • Khi giải phẫu mạch máu không thuận lợi cho can thiệp nội mạch.
  • Thời gian sống còn ước tính < 90 ngày (do bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính nặng, ác tính).
  • Bệnh nhân sẽ được chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ não có hình ảnh xuất huyết não, hiệu ứng choán chỗ hoặc u nội sọ.
  • Chụp hình mạch máu não có bằng chứng cho thấy bóc tách động mạch cảnh, tắc nghẽn mãn tính hoàn toàn động mạch cảnh đoạn cổ.

Tiến hành phác đồ điều trị đột quỵ

Đột quỵ có biến chứng gì không?

Đột quỵ có biến chứng gì không?

  • Can thiệp để lấy huyết khối tại đơn vị chụp mạch máu xóa nền.
  • Bệnh nhân sau can thiệp mạch máu cần được chăm sóc tích cực thần kinh trong vòng 24 giờ, theo dõi thần kinh và tim mạch liên tục. Không nên dùng các loại thuốc kháng đông, chống kết tập tiểu cầu hay thuốc tiêu sợi huyết khác trong thời gian này.
  • Chụp cắt lớp vi tính sọ não nếu tình trạng lâm sàng diễn tiến xấu đi, hoặc nghi ngờ biến chứng xuất huyết não.
  • Sau 24 giờ, cần đánh giá lại tình trạng tái thông mạch máu não bằng MRI não, MRA , CTA hoặc siêu âm xuyên sọ cũng như mức độ hồi phục thần kinh, vận độn. Các bệnh nhân sau khi được loại trừ xuất huyết não sẽ được dùng thuốc kháng đông hoặc chống kết tập tiểu cầu.

Phác đồ điều trị đột quỵ tổng quát

Theo tin tức y tế cho biết cần thực hiện theo chỉ định đảm bảo đường thở thông thoáng (A), thông khí đầy đủ (B), tuần hoàn ổn định (C).

Cho bệnh nhân thở Oxy khi có thiếu Oxy, cụ thể khi SpO2 <92%, mục tiêu giữ SpO2 từ 95-100%.

Chỉ định nội khí quản:

Bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, thiếu oxy, rối loạn nhịp thở.

Hôn mê, nguy cơ hít sặc cao.

Điều chỉnh huyết áp cho bệnh nhân:

  • Không điều chỉnh hạ huyết áp trong giai đoạn cấp (trong vòng 24 giờ đầu tính từ lúc khởi phát triệu chứng), trừ khi:
  • Bệnh nhân được điều trị bằng tPA, hoặc
  • Bệnh nhân bị tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp cấp (dẫn đến các chusngws như suy tim sung huyết, bệnh não do huyết áp cao, nhồi máu cơ tim,phình động mạch chủ bóc tách ...), hoặc
  • Huyết áp tâm thu > 220 mmHg hoặc tâm trương > 120 mmHg.
  • Nếu cần điều trị chứng tăng huyết áp có thể xem xét dùng các thuốc hạ áp tĩnh mạch có tác dụng ngắn như nicardipine hoặc labetalol để điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Với mục tiêu giảm 10-15% trị số huyết áp không nên dùng nifedipine nhỏ dưới lưỡi.
  • Đối với bệnh nhân bị tụt huyết áp hiếm gặp cần tìm nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân, khi cần có thể dùng vận mạch.

Phác đồ điều trị đột quỵ cần được thực hiện theo các nguyên tắc điều trị và theo dõi bệnh nhân sau khi điều trị để đánh giá tình trang phục hồi.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn