Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em hiệu quả nhất

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có biến chứng nhanh gây tử vông nếu không được phát hiện kịp thời cũng như có phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em phù hợp.

Ngày 02/01/2018, 02:05:05   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 5361

Đối với trẻ em dưới 5 tuổi và 2 tháng thường gặp bệnh viêm phổi cao nhất đồng thời tăng nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể gây tử vong

Bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể gây tử vong

Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết hầu hết các trường hợp viêm phổi ở trẻ em không tìm được nguyên nhân nên chủ yếu điều trị theo kinh nghiệm. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào lứa tuổi để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em.

Trẻ dưới 5 tuổi thường gặp các tác nhân gây bệnh viêm phổi do vi khuẩn như: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (2 nguyên nhân hàng đầu) , Branhamella catarrhalis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes…

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi bao gồm các tác nhân  trên còn có VK Gram âm đường ruột: E.coli, Kliebsiella, Proteus,…..

Ở trẻ từ 5 - 15 tuổi thường do: M. pneumoniae, C. pneumoniae , S. pneumoniae, Non typable H.influenzae, siêu vi (influenza A hay B, Adenovirus, các loại siêu vi hô hấp khác).

Phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em

Bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị: Sử dụng kháng sinh, hỗ trợ thở hô hấp nếu cần, kết hợp điều trị các biến chứng.

Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến 5 tuổi rất nặng

Lựa chọn kháng sinh:

  • Cephalosporin thế hệ thứ III
  • Cefotaxim: 200 mg/kg/ngày – TMC chia 3-4 lần.
  • Ceftriaxon 80 mg/kg/ngày – TB/TMC – 1 lần/ngày.
  • Sử dụng thuốc thay thế: Chloramphenicol hoặc Ampicillin + Gentamycin. Duy trì bằng đường uống và điều trị trong 10 ngày.

Nếu nghi ngờ viêm phổi do tụ cầu:

  • Oxacillin (50 mg/kg IM hay IV mỗi 6-8 giờ) và Gentamycin.
  • Khi trẻ cải thiện, chuyển sang Oxacillin uống trong tổng thời gian 3 tuần.
  • Kết hợp các biện pháp điều trị hỗ trợ như:
  • Hạ sốt: paracetamol.
  • Trẻ thở khò khè nên sử dụng thuốc dãn phế quản tác dụng nhanh để làm thông thoáng đường thở.

Đồng thời cung cấp đủ nhu cầu nước – điện giải, dinh dưỡng cho bé theo từng độ tuổi. Nên cho trẻ ăn uống bằng đường miệng hoặc dặt ống thông dạ dày nuôi ăn khi có chỉ định. Cần theo dõi trẻ trong vòng 3 giờ để  tránh các biến chứng xảy ra.

Phác đồ điều trị viêm phổi nặng ở trẻ em

Sử dụng các thuốc kháng sinh cần thiết như:

  • Benzyl Penicillin: liều 50.000 đv/kg IM hay IV mỗi 6 giờ ít nhất 3 ngày hoặc Ampicillin (TM) hoặc Cephalosporin thế hệ thứ III (TM).
  • Sau 48 giờ tình trạng của bé không được cải thiện diễn biến xấu hơn cần chuyển sanh Chloramphenicol (TM, TB) hoặc Cephalosporin thế hệ thứ III (nếu đang áp dụng Benzyl Penicillin).
  • Trẻ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nên chuyển sang Amoxicillin uống.Thời gian điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ có thể kéo dài từ 7-10 ngày.

Cần theo dõi trẻ ít nhất 6 giờ nếu không có biến chứng tình trạng sẽ được cải thiện sau 48 giờ.

Phác đồ điều trị viêm phổi thông thường cho trẻ

Cần có phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tốt nhất

Cần có phác đồ điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ em tốt nhất

Trẻ em được điều trị ngoại trú và sử dụng các thuốc kháng sinh như sau:

  • Amoxicillin: liều 50 mg/kg/ngày uống thành 2 lần, nếu nghi ngờ vi khuẩn kháng thuốc: liều 80-90 mg/kg/ngày chia 2 lần uống.
  • Cotrimoxazol (4mg/kg Trimethoprim - 20mg/kg Sulfamethoxazol) uống 2 lần/ngày. Sử dụng thuốc ít nhất trong vòng 5 ngày.
  • Khi tình trạng của bé đã cải thiện bớt thở nhanh, ăn uống tốt hơn nên tiếp tục uốngkháng sinh đủ 5 ngày.
  • Trường hợp trẻ không cải thiện (còn thở nhanh, sốt, ăn kém): Cần đổi sang thuốc cephalosporin thế hệ thứ hai (Cefaclor, Cefuroxim) hoặc Amoxicillin + clavulinic acid.
  • Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin) là kháng sinh thay thế trong trường hợp trẻ em dị ứng với beta lactam, cơ thể kém đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu hoặc nghi ngờ vi khuẩn không điển hình.

Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng

Lưu ý: Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là nặng và đều cần phải nhập viện để điều trị bệnh và không nên tự ý mua thuốc chữa bệnh ở nhà.

Điều trị bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh tương tự như điều trị các nhiễm khuẩn nặng khác ở sơ sinh.

  • Kháng sinh ban đầu phải nhằm vào trực khuẩn Gram âm đường ruột và cả vi khuẩn Gram dương (đặc biệt là Streptococcus group B)
  • Ampicillin liều 50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ và Gentamycin liều 7,5mg/kg – 1lần/ngày.
  • Phác đồ điều trị thay thế: Cephalosporin thế hệ thứ III: Cefotaxim: liều 50 mg/kg mỗi 6-8 giờ.
  • Nếu nghi ngờ do S. aureus: Sử dụng Oxacillin (50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ) cùng với Gentamycin.
  • Thời gian điều trị viêm phổi tùy thuộc vào  vi khuẩn gây bệnh và mức độ nặng của bệnh:
  • Streptococcus group B, trực khuẩn Gram âm đường ruột: 7 – 10 ngày. S. aureus: 3 – 6 tuần.

Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ từ 5 tuổi trở lên

  • Trẻ em từ 5 tuổi trở lên thường mắc bệnh viêm phổi không điển hình như Mycoplasma và Chlamydia pneumoniae . Tuy nhiên S. pneumoniae vẫn là nguyên nhân chính gây ra viêm phổi do vi trùng nhưng H. influenzae ít gặp hơn. Cần sử dụng kháng sinh ban đầu trong trường hợp viêm phổi mức độ từ nhẹ hoặc vừa phải nhằm vào cả S. pneumoniae và Mycoplasma.
  • Trường hợp viêm phổi: Amoxcillin, Macrolid hoặc Cotrimoxazol uống trong 7 - 10 ngày. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ vi khuẩn không đặc hiệu nên dùng nhóm Macrolid: Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin.

Liều lượng sử dụng thuốc:

  • Erythromycin: 40mg/kg/ngày chia 4 lần x 7 – 10 ngày.
  • Clarithromycin: 15mg/kg/ngày chia 2 lần x 7 – 10 ngày.
  • Azithromycin: 10 mg/kg/ngày (1lần/ngày) x 5 ngày.
  • Cần theo dõi trẻ sau 48-72 giờ nếu không đáp ứng cần chuyển sang Amoxicillin – Clavulanic acid (uống) hoặc Cephalosporin thế hệ 2 uống (Cefaclor/Cefuroxim).
  • Trường hợp trẻ  bị viêm phổi nặng: Sử dụng Ampicillin (TM) hoặc Penicillin (TM). Nếu phải nhập viện hồi sức: Cefotaxim/Ceftriaxon ± Gentamycin. Thêm Macrolid cho trường hợp viêm phổi không điển hình hoặc thêm Oxacillin khi nghi ngờ tụ cầu. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em tốt nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn