Những cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ cha mẹ cần biết

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, khi bị bệnh trẻ thường có dấu hiệu  sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng nước ở bàn tay, bàn chân…

Ngày 29/08/2017, 04:10:27   Tác giả :     Lượt xem: 960

Hiện nay chưa có một loại vacxin nào phòng ngừa bệnh này, chính vì thế cha mẹ cần có những kiến thức nhất định về bệnh để phòng ngừa cho con.

 

Bệnh chân tay chân miệng lầ bệnh truyền nhiễm

Bệnh chân tay chân miệng lầ bệnh truyền nhiễm

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng hiện nay bệnh đang có xu hướng gia tăng mạnh ở trẻ. Một vài dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất ở trẻ như:

  • Trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và chán ăn.
  • Vùng miệng, chân tay có những vết loét đỏ như vết lở miệng, xuất hiện nhiều ở vòm miệng, môi trong, lợi, lưỡi.
  • Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

Những cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ

Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay bệnh chân tay miệng chưa có một loại vacxin nào phòng được bệnh, vì thế cha mẹ cần biết cách phòng bệnh tay chân miệng để tránh dịch cũng như để trẻ không bị lây nhiễm.

  • Cha mẹ cần cho trẻ rửa tay sạch bằng xà bông khi vừa tiếp xúc với môi trường bên ngoài, sau đó sấy khô và lau sạch.
  • Thường xuyên lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác, các mẹ có thể mua dung dịch tại hiệu thuốc tây.
  • Bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Sau khi ăn xong cần súc miệng bằng nước muối sinh lý để các vi khuẩn không xâm nhập vào miệng trẻ.
  • Khi trong nhà có người bệnh cần cho trẻ cách ly vì bệnh rất dễ lây lan.
  • Che miệng khi trẻ hắt hơi hay ho.

Cũng như theo bên tin tức y tế chia sẻ, khi cơ thể con có một trong những dấu hiệu trên cần cho trẻ tới ngay cơ sở y tế khám chữa bệnh vì để lâu bệnh sẽ biến chứng rất nặng, đặc biệt không tự ý điều trị hay nặn mụn nước của con ra.

Khi trẻ có dấu hiệu cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế thăm khám

Khi trẻ có dấu hiệu cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế thăm khám

Cơ chế chăm sóc bệnh chân tay miệng ở trẻ

Khi trẻ mới bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu, bác sỹ có thể sẽ cho điều trị tại nhà để tiện chăm sóc, vì thế bố mẹ cần có chế độ chăm sóc, theo dõi cụ thể và hợp lý cho con như sau:

  • Cho trẻ uống, ăn nhiều đồ mát, mềm dễ tiêu, không cho trẻ ngậm ti giả trong giai đoạn này.
  • Bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau, chính vì thế cha mẹ cần hết sức cẩn thận vì bệnh tay chân miệng có thể khiến trẻ bị viêm não nếu cha mẹ không chăm con đúng cách.
  • Chỉ dùng thuốc paracetamol để hạ sốt, giảm đau và các thuốc khác do bác sĩ kê, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hay hạ sốt cho trẻ bằng những bài thuốc dân gian.
  • Khi trẻ bị bệnh cần cách ly và đeo khẩu trang để con không bị lây nhiễm bởi môi trường bên ngoài.
  • Vật dụng cá nhân ăn uống của trẻ như bình sữa, ly uống nước, bát, thìa phải được luộc sôi và sử dụng riêng biệt cho từng trẻ.

Cũng theo các bác sỹ khoa nhi nhận định, bệnh tay chân miệng là bệnh chuyên khoa rất dễ lây lan, chính vì thế để bệnh tay chân miệng không còn lỗi lo của mẹ, cũng như trở thành bệnh lý của con, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu về bệnh và thường xuyên để ý đến con để có những biện pháp phù hợp nhất.

Nguyễn An- ytevietnam.net.vn