Nhận biết dấu hiệu và cách phòng ngừa huyết áp thấp

Chứng huyết áp thấp thường xảy ra phổ biến và tỉ lệ người mắc hội chứng này ngày càng tăng cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất lớn.

Ngày 09/04/2018, 08:25:32   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1982

Hiểu rõ các dấu hiệu nhận biết, triệu chứng Hhuyết áp thấp cũng như biết cách phòng ngừa sẽ giúp mọi người đẩy lùi chứng huyết áp thấp một cách tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết huyết áp thấp như thế nào?

Huyết áp thấp thường có chỉ số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg, hoặc giảm hơn 20mmHg so với chỉ số huyết áp bình thường. Các chỉ số huyết áp thấp thường mang tính chất tham khảo nhưng bệnh nhân có thể dễ dàng nhận biết qua một số triệu chứng như sau:

Bệnh nhân dễ mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, độ tập trung kém, dễ nổi cáu, lả người. Thường có cảm giác buồn nôn, nếu bị nặng có thể bị ngất xỉu.

Bện nhân có làn da khô, nhăn nheo, suy giảm khả  năng tình dục, rụng tóc, vã mồ hôi nhưng cơ thể lạnh. Thở dốc, nói hụt hơi khi làm việc nặng hoặc leo cầu thang. Thay đổi tư thế đột ngột sẽ bị choáng váng, xây xẩm mặt mày…

Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường dễ bị hoa mắt ngất xỉu

Bệnh nhân bị huyết áp thấp thường dễ bị hoa mắt ngất xỉu

Huyết áp thấp được chia làm hai loại: Huyết áp thấp tiên phát và thứ phát.

Huyết áp thấp tiên phát: Bệnh nhân bị từ nhỏ đến lớn nhưng không có triệu chứng đặc biệt hoặc các biến chứng nên không phát hiện ra. Nhưng nếu cố gắng làm việc sẽ chóng mệt.

Huyết áp thấp thứ phát: Huyết áp có thể tụt dần xuống mức thấp thường gặp ở người bị suy nhược, mắc các vấn đề về tuần hoàn não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thiếu máu, …

Khi bị huyết áp thấp bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị ngất, choáng, nhịp tim nhanh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não chiếm khoảng 10-15% tỉ lệ. 30% bị nhồi máu não, 25% bị nhồi máu cơ tim do huyết áp thấp.

Bệnh nhân bị huyết áp càng thấp tỉ lệ bị mất trí nhớ càng cao. Huyết áp tâm trương dưới 70mmHg nguy cơ mất trí nhớ rất cao, huyết áp giả 10mmHg mất trí nhớ tăng 20%, bệnh nhân bị huyết áp thấp kéo dài sẽ bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần.

Các phương pháp đẩy lùi bệnh huyết ấp thấp

Thay đổi tư thế từ từ: Khi thức dậy không nên ra khỏi giường ngay lập tức mà nên nằm thêm một lúc, thực hiện vài động tác khởi động rồi mới ngồi dậy. Nên để chân trên giường sau đó mới thả chân xuống, ngồi một lúc và đứng lên. Bởi vì khi ngủ máu sẽ tập trung nhiều ở gan, phổi, lá lách và gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời ở các bộ phận.

Khi sinh hoạt không nên thay đổi tư thế đột ngột như đi đứng, ngồi xổm, nên thở sâu trước khi đứng lên sẽ giúp máu lưu thông tới các bộ phận tốt hơn.

Các chuyên gia tin tức y tế cho biết nên nằm nghỉ khi có các dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, đau đàu, nằm ơ tư thế đầu thấp để tăng cường máu lên não. Không ra nắng gắt hoạc thay đổi nhiệt độ đột ngột, không trèo cao, cẩn trọng khi tắm nước nóng, xông hơi để phòng nguy cơ tụt huyết áp do mất nước, giãn mạch.

Cần phòng ngừa các chứng huyết áp thấp

Cần phòng ngừa các chứng huyết áp thấp

Thực hiện các bài tập thể dục đều đặn , phù hợp với độ tuổi để tăng cường lưu thông máu.

Chia ra các bữa ăn nhỏ: Những người mắc chứng huyết áp thấp thường bị hạ đường huyết nên chia ra các bữa ăn nhỏ để ngăn ngừa tình trạng tụt huyết áp.

Bổ sung hàm lượng muối trong bữa ăn: Với người mắc chứng huyết áp thấp không nên ăn nhạt mà cần bổ sung muối để tăng huyết áp tốt hơn.

Tăng cường uống nước để làm tăng thể tích máu, giảm các nguy cơ tiềm tàng gây nên tình trạng hạ huyết áp. Uống nước để tránh làm mất nước.

Không dùng đồ uống có cồn sẽ làm giảm huyết áp thấp, không dùng rượu bia quá liều lượng mỗi ngày cho phép.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn