Phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

Đục thủy tinh thể hay thoái hóa điểm vàng là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi bước sang tuổi trung niên, khi đó mắt nhìn sẽ bị mờ, nhòe, hay bị nhức mỏi khi nhìn lâu...

Ngày 06/04/2018, 01:45:16   Tác giả :     Lượt xem: 1317

Thời gian là thứ mà chúng ta không thể đảo ngược, vậy cách nào để có thể bảo vệ đôi mắt của mình, làm chậm lại tiến trình đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, để “mắt không bị già đi”.

Phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

Phòng ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể ở người cao tuổi

Cùng trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa Sơn - Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị và cách phòng tránh tình trạng đục thủy tinh thể ở người già một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng ở người già có phải là một chứng bệnh hay không?

Trả lời:

Đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng đều là những bệnh gây suy giảm thị lực, tuy nhiên chúng là hai bệnh khác nhau ở cả vị trí và cấu tạo trong mắt.

  • Thủy tinh thể là ống kính trong suốt nằm ở tròng đen của mắt, giúp cho ánh sáng đi qua và hội tụ lại ở đáy mắt (võng mạc), được thần kinh thị giác gửi lên não và trả lại cho chúng ta bằng hình ảnh sắc nét, với màu sắc thực và sống động. Thủy tinh thể bị đục mờ hẳn, ánh sáng không thể lọt qua, khi đó mọi vật trước mắt sẽ trở nên mờ ảo hoặc một màu tối.
  • Điểm vàng là điểm nhỏ có màu vàng nằm sâu trong đáy mắt – nơi tập trung các dây thần kinh thị giác và quyết định đến 90% thị lực của mắt. Điểm vàng bị tổn thương khó hồi phục, không thể thay thế khi bị thóa hóa. Nhưng dinh dưỡng tốt và lựa chọn thuốc tân dược bổ mắt đúng cách, sử dụng đúng thời điểm, có thể đảo ngược tiến trình thoái hóa của căn bệnh này.

Hỏi: Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già là do đâu?

Trả lời:

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt, được cấu tạo chủ yếu từ các protein sắp xếp theo một trật tự cố định. Nơi đây thực hiện nhiệm vụ cho tia sáng đi qua và hội tụ lên võng mạc (đáy mắt), rồi được chuyển lên não bộ phân tích qua dây thần kinh thị giác. Tương tự như một chiếc gương, nếu bị vẩn đục hình ảnh phản chiếu lại sẽ bị mờ nhòe, màu sắc không chân thực, gọi là bệnh đục thủy tinh thể.

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già là do đâu

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể ở người già là do đâu

Bệnh đục thủy tinh thể còn gọi là cườm khô, cườm đá hay cườm hạt, là tình trạng thể thủy tinh của mắt bị mờ, ảnh hưởng đến thị giác của người bệnh. Bệnh đục thủy tinh thể khá phổ biến ở độ tuổi trung niên (người trên 40 tuổi), ngoài ra đục thủy tinh thể còn có thể gặp ở người trẻ do bẩm sinh, nhưng không nhiều.

Theo thống kê, có đến 90% người lớn tuổi bị đục thủy tinh thể do quá trình lão hóa tự nhiên của mắt. Bởi khi đó, mắt thiếu hụt đi nguồn chất chống oxy hóa để dọn dẹp “rác thải” là các gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Những “rác thải” này phân hủy các protein, khiến trật tự sắp xếp bị đảo lộn, tạo thành các đám mờ đục mà chúng ta có thể quan sát thấy khi nhìn vào đôi mắt. Đục thủy tinh thể đang có xu hướng xuất hiện ở độ tuổi sớm hơn, bởi do sự kích hoạt từ các yếu tố như môi trường ô nhiễm, khói bụi, thực phẩm bị dư tồn chất bảo vệ, thuốc trừ sâu...

Hỏi: Có những dấu hiệu nào để nhận biết được đục thủy tinh thể ở người lớn tuổi hay không?

Trả lời:

Là giảng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất của người già khi bị đục thủy tinh thể là suy giảm thị lực. Bệnh người cao tuổi này không gây đau đớn nên ở giai đoạn mới khởi phát rất khó phát hiện nếu như người bệnh không lưu tâm. Đến giai đoạn muộn hơn, tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, người bệnh sẽ bắt gặp những dấu hiệu như: tăng nhạy cảm với ánh sáng, khó nhìn giống như bị quáng gà nhất là vào ban đêm. Ở một số trường hợp sẽ xuất hiện các hiện tượng như bị chấm đen ở mắt, nhìn hình ảnh một thành hai, hình ảnh mờ ảo như bị phủ lớp sương mù trước mắt…Hầu hết các dấu hiệu này sẽ xuất hiện ở cả hai bên mắt hoặc ở một số người chỉ bị ảnh hưởng đến một bên.

Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị đục thủy tinh thể ở người già?

Trả lời:

Nếu giai đoạn đầu bị bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên: Đeo kính đúng độ, sử dụng nguồn ánh sáng tốt hơn, đeo kính khi đi ra ngoài và thay đổi cách sắp xếp trong ngôi nhà để tránh nguy cơ bị té ngã và chấn thương do va chạm. Nếu thị lực mắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bạn không thể thực hiện các công việc như đọc sách báo, lái xe… ngay cả khi bạn đang đeo kính. Lúc này bạn có thể được chỉ định mổ thay thủy tinh thể nhân tạo. Tuy nhiên phương pháp này cũng không hẳn tối ưu bởi những đối tượng bị cao huyết áp, tiểu đường thì nguy cơ bị tái mờ do đục bao sau, đục dịch kính là rất cao.

Có những biện pháp nào dùng để điều trị đục thủy tinh thể ở người già

Có những biện pháp nào dùng để điều trị đục thủy tinh thể ở người già

Bên cạnh đó, người bệnh đục thủy tinh thể nên giảm bớt lượng thịt trong các bữa ăn hàng ngày bởi lượng lớn protein ăn vào cũng sẽ tạo ra nhiều “rác thải”, trở thành yếu tố thúc đẩy quá trình tiến triển của bệnh. Nên lựa chọn các thực phẩm cung cấp các chất chống oxy hóa có lợi cho mắt như: rau có màu xanh lá thẫm, củ quả nhiều màu sắc, các loại quả hạch như óc chó, hạt điều.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn