Nguyên nhân gây bệnh sởi do đâu có thể phòng tránh không?

Bệnh sởi thường xảy ra theo mùa có tính lây lan nhanh, sởi được biết đến là dạng bệnh lành tính nhưng có thể xảy ra các biến chứng. Nguyên nhân gây bệnh sởi do đâu?

Ngày 09/12/2017, 02:41:00   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 698

Vào mùa đông xuân có nhiệt độ và độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng sinh sôi phát triển gây bệnh cho con người đặc biệt ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh sởi do đâu?

Theo các chuyên gia tin tức y tế mới nhất cho biết bệnh sởi có tốc độ lây lan nhanh chóng có đến 90% người tiếp xúc với mầm bệnh sẽ bị lây bệnh nếu không được tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh bao giờ. Các đối tượng có thể trạng yếu, sức đề kháng không tốt, hệ mễn dịch suy giảm rất dễ mắc bệnh. Chính vì vậy để phòng ngừa bệnh sởi cần thực hiện chế độ tiêm phòng đầy đủ và đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hiện nay các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh bảo vệ cơ thể trước tình trạng dịch bệnh lớn.

Bệnh sởi do virus siêu vi gây ra

Bệnh sởi do virus siêu vi gây ra

Nguyên nhân gây bệnh sởi hình thành do virus siêu vi sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh. Vì vậy sởi rất dễ lây lan cho người khác theo hai con đường:

Cách 1: Người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi … người khác sẽ bị lây nhiễm bệnh do các giot nước nhỏ xíu bắn ra từ bệnh nhân và khi hít phải sẽ dẫn tới bị bệnh.

Cách 2: Các giọt nước được thoát ra từ người bệnh vương vào các đồ đạc xung quanh cũng rất dễ lây nhiễm bệnh. Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết khoảng 90% người khác tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân bị lây bệnh, thậm chí nguy cơ tổn thương cao hơn khi hệ miễn dịch suy giảm.

Triệu chứng của bệnh sởi

Nguyên nhân gây bệnh sởi do virus siêu vi gây ra nên hiện tại trên thế giới chưa có thuốc đặc trị bệnh mà chỉ điều trị các triệu chứng bệnh. Vậy triệu chứng bệnh sởi ra sao?

Bệnh nhân mắc sởi thường có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, chảy nước mũi, đau họng, mắt đỏ… các triệu chứng bệnh gần  như cảm cúm. Thông thường bệnh nhân không chịu được ánh sáng mạnh. Đặc biệt có các đốm Koplik  xuất hiện ở giữa có màu xanh xám bên trong niêm mạc miệng, trên người có nổi các nốt ban đỏ, phẳng.

Diễn biến của bệnh sởi như thế nào?

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi đó là người bệnh bị sốt nhé, cùng với các triệu chứng như ho, chảy nước mũi, đau cổ họng, mắt đỏ. Tiếp đó sau 2,3 ngày các đốm Koplik nổi lên đặc trưng của bệnh sởi, bệnh nhân có thể bị sốt cao từ 39-40 độ C, lúc này ở mặt sẽ nổi các mảng đỏ như đường tóc, tai, mặt và lan xuống các cùng trên cơ thể. Tình trạng bệnh sẽ duy khoảng 1,2 ngày các triệu chứng sẽ giảm dần, nốt đốm nào lên trước sẽ lặn trước và khỏi hẳn.

Cách phòng ngừa bệnh sỏi tốt nhất

Hiện nay cách phòng ngừa bệnh sởi đảm bảo hiệu quả an toàn nhất đó chính là tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ em và những người chưa tiêm phòng bởi người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao nếu hệ miễn dịch suy giảm. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu.

Phòng bệnh sởi bằng cách tiêm phòng vắc xin

Phòng bệnh sởi bằng cách tiêm phòng vắc xin

Đặc biệt khi đến những nơi có nguồn bệnh nên sử dụng khăn, hoặc tay che miệng khi ho, hắt hơi. Vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn và chế biến thức ăn. Đồng thời có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất: Chất béo, chất đường bột, chất đạm, khoáng,vitamin. Với trẻ em cần được uống vitamin A theo chương trình của nhà nước và cho uống theo độ tuổi để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sởi đến 50%.

Bởi vậy để phòng tránh bệnh sởi mọi người cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình mình trước dịch bệnh.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn