Mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Khi mắc phải bệnh đau dạ dày nếu như người bệnh không biết cách kiêng khem cũng như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học thì bệnh sẽ ngày càng nặng thêm.

Ngày 05/04/2018, 07:21:39   Tác giả :     Lượt xem: 2087

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội thì cuộc sống hiện đại và áp lực công việc làm cho số người mắc các bệnh về dạ dày ngày càng tăng. Đây là một bệnh mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn và ai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh.

Mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Mắc bệnh đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị?

Khi bị mắc bệnh đau dạ dày, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống có hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị, giúp làm giảm tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày, giúp bệnh mau hồi phục. Chính vì vậy mà việc hiểu biết về các loại thực phẩm cần tránh làm tình trạng bệnh đau dạ dày trở nên nặng thêm là điều rất cần thiết, dạ dày sẽ hoạt động tốt nếu như người bệnh có một chế độ ăn uống khoa học. Cùng trò chuyện với bác sĩ Chu Hòa SơnGiảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur  để cùng tìm hiểu về chế độ ăn uống hợp lý cũng như những loại thực phẩm không nên ăn khi mắc bệnh đau dạ dày để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình.

Hỏi: Bệnh đau dạ dày nguy hiểm như thế nào?

Trả lời:

Đau dạ dày bắt đầu từ một đợt đau cấp tính, có thể do nhiễm khuẩn HP hoặc ngộ độc thức ăn và các thuốc kháng viêm được coi là các yếu tố quan trọng làm việc tăng lực tấn công lên hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày. Vì vậy, niêm mạc dạ dày có thể bị sung huyết hay thậm chí xuất hiện ổ loét. Bệnh nếu không chữa trị kịp thời dứt điểm, niêm mạc dạ dày dễ bị tổn thương nặng nề dẫn đến hệ quả tất yếu là bệnh nhân bị viêm loét mạn tính. Người bệnh sẽ phải sống trong cảm giác đau khi công việc căng thẳng, lo lắng buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi, nhất là khi ăn uống thất thường, không đúng bữa hoặc không được nghỉ ngơi đầy đủ. Bên cạnh đó, thói quen của người bệnh là uống kháng sinh sau khi thấy đỡ lại dừng, trong khi triệu chứng giảm không có nghĩa là dạ dày hoàn toàn bình phục. Nếu dạ dày tiếp xúc với thức ăn hay chất kích thích thì niêm mạc dạ dày có thể lại kích ứng tái phát viêm bất cứ lúc nào, đó là lý do tại sao bệnh hay tái phát.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, với bệnh nhân bị mắc bệnh đau dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào là hợp lý? 

Trả lời:

Do bệnh nhân làm việc quá căng thẳng, mất ngủ nhiều ngày gây kích thích dây thần kinh làm tăng tiết axít gây nên viêm loét dạ dày. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh đang có xu hướng tăng và bệnh nhân thường đến bệnh viện trong tình trạng xuất huyết dạ dày và có rớm máu nên cần phải điều trị theo dõi. Ngoài việc do vi trùng gây bệnh thì một nguyên nhân nữa mà người bệnh thường chủ quan đó là xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng do công việc… Khi bị bệnh, người bệnh sẽ có triệu chứng vùng thượng vị đau âm ỉ, lâm râm, khó chịu và đôi khi buồn nôn.

Nhiều người mắc phải bệnh đau dạ dày

Nhiều người mắc phải bệnh đau dạ dày

Để hạn chế bệnh viêm dạ dày, người bệnh phải có chế độ ăn uống hợp lý, bỏ thói quen ăn nhanh, nên ăn vừa bụng, tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hoặc quá no vì khi đó các axít trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa; tránh các thức ăn có tính axít, đồ chua, cay, đồ lạnh, tránh ăn các đồ ăn tươi sống như hải sải, gỏi, hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa nhiều ga, rượu bia…Bên cạnh đó, người bệnh không được thức khuya hoặc làm việc quá sức, căng thẳng sẽ kéo theo tình trạng sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng giảm sút. Vì khi rơi vào trạng thái căng thẳng, mất ngủ nhiều thì chức năng tiết dịch của dạ dày cũng bị ảnh hưởng, khiến chức năng tiêu hóa của dạ dày bị tác động xấu và kéo theo bệnh đau dạ dày. Do đó, tạo cho mình một chế độ làm việc điều hòa, không căng thẳng thái quá, giảm bớt cường độ công việc, quan tâm đến giờ giấc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.

Bệnh chuyên khoa đau dạ dày ở thời kỳ đầu có thể được chữa trị nhanh và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng, quá trình điều trị sẽ rất mất thời gian và tốn kém, không những thế còn dẫn tới nhiều biến chứng xấu. Vì vậy, khi có triệu chứng đau bụng nhiều ngày, cồn cào ruột, buồn nôn… người bệnh không nên chủ quan mà hãy tới các cơ sở y tế để khám và điều trị.

Bệnh viêm dạ dày, ngoài việc điều trị dùng thuốc thì chế độ ăn uống đối với người mắc căn bệnh này rất quan trọng. Vì vậy, người bệnh khi bị viêm dạ dày không được ăn uống tùy tiện, nếu không bệnh sẽ nặng và khó điều trị hơn.

Hỏi: Khi bị mắc một chứng bệnh nào đó thì tâm lý của bệnh nhân thường sẽ thắc mắc bản thân nên kiêng những món ăn gì, vậy xin hỏi Bác sĩ có thể cho biết người bị bệnh đau dạ dày nên kiêng những thực phẩm như thế nào hay không?

Trả lời:

Là giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi cho rằng chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh đau dạ dày cũng quan trọng như việc chữa trị bệnh của các bác sĩ, dưới đây là một số loại thực phẩm người bệnh nên kiêng để bệnh mau hồi phục.

Dấu hiệu khi mắc phải bệnh đau dạ dày

Dấu hiệu khi mắc phải bệnh đau dạ dày

  • Thực phẩm chiên rán: Các loại thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ thường không dễ tiêu hóa nên có thể làm gia tăng gánh nặng cho dạ dày. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.
  • Thuốc lá, cà phê, bia rượu, các loại thức ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày: Thuốc lá khiến mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng tới việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dà dày giảm. Bên cạnh đó, nên hạn chế các loại thức uống chứa cồn như bia, rượu,… thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu... để bảo vệ dạ dày.
  • Thực phẩm sống, lạnh: Ăn những thực phẩm sống hay uống lạnh gây kích thích khá mạnh đối với niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày.
  • Thực phẩm ngâm muối: Thực phẩm ngâm muối như dưa, cà muối, mắm, cá khô...  chứa nhiều muối làm dạ dày hoạt động rất “vất vã”. Bên cạnh đó, chúng còn chứa một số chất gây ung thư nên dù người đã mắc bệnh hay chưa cũng không nên ăn những thực phẩm này.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn