Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, an toàn

Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến sức đề kháng của con người suy yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công, phòng ngừa bệnh thế nào hiệu quả là điều không phải ai cũng biết.

Ngày 04/04/2018, 06:22:08   Tác giả :     Lượt xem: 1636

Cúm là một bệnh lý hô hấp thường gặp theo mùa, bệnh có khả năng lây lan nhanh. Bệnh di virus gây ra và hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, an toàn

Nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả, an toàn

Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Thị Hậu – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur để cùng tìm hiểu những thông tin bổ ích về căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi cuộc trò chuyện của chúng tôi nhé!

Hỏi: Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh cúm là bệnh như thế nào? Nguyên nhân do đâu và bệnh hay gặp trên những đối tượng nào?

Trả lời:

Cúm là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tự giới hạn của đường hô hấp trên và dưới gây nên bởi các chủng virus cúm (influenza virus), có thể là tiền đề cho viêm phổi.  Các virus này có vỏ bọc và chứa một chuỗi đơn ARN. Mặc dù ba type khác nhau của virus cúm A, B và C gây bệnh ở người, cúm A là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất và gây bệnh trầm trọng nhất. Cúm lây nhiễm cao và các vụ dịch lan tràn khắp thế giới. Virus thay đổi theo chu kỳ các kháng nguyên bề mặt của chúng, vì vậy miễn dịch của túc chủ phát triển trong một vụ dịch thường không bảo vệ trong vụ dịch mới.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm. Các đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người già trên 65 tuổi
  • Phụ nữ có thai đặc biệt là 6 tháng cuối
  • Người suy giảm miễn dịch: bị ung thư, HIV/AIDS
  • Người bị béo phì
  • Nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc trẻ em có nhiều khả năng tiếp xúc với người bị nhiễm cúm
  • Những người sống chung với nhiều cư dân khác (viện dưỡng lão)
  • Người mắc các bệnh chuyên khoa mãn tính đi kèm như hen suyễn, tim, thận, đái tháo đường,...

Hỏi: Cúm lây truyền theo đường nào?

Trả lời:

Cúm lan tràn từ người này sang người khác do các giọt nhỏ và các chất chế tiết của đường hô hấp chứa virus. Khi tiếp cận được bề mặt tế bào biểu mô đường hô hấp, virus dính và đi vào tế bào do hợp nhất với màng tế bào, một quá trình do trung gian của glycoprotein của virus (hemagglutinin), nó gắn vói các cặn acid sralic trên biểu mô hô hấp ở người. Một khi đã ở trong tế bào, virus hướng tế bào sản xuất các virus thế hệ con cháu và gây chết tế bào. Nhiễm khuẩn thường gây tổn thương cả đường hô hấp trên và đuối. Sự phá huy của biểu mô có nhung mao, phá hỏng lớp màng nhầy, tiêu mao đặt tiền đề cho viêm phổi nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm là gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm là gì?

Trong đường hô hấp, virus cúm gây hoại tử và bong biểu mô đường hô hấp có nhung mao, kết hợp với một xâm nhập viêm lympho bào chiếm ưu thế. Sự lan rộng của nhiễm khuẩn tới phôi dẫn đến hoại tử và bong của tế bào lớp phế nang và hình ảnh mô học của viêm phổi do virus.

Hỏi: Khi một người bị mắc cúm sẽ có những biểu hiện lâm sàng điển hình nào?

Trả lời:

Về lâm sàng, cúm biểu hiện là một bệnh khởi phát nhanh bao gồm sốt, rét run, đau cơ, đau đầu, mệt mỏi và ho khan.

Các triệu chứng nặng kéo dài khoảng 3-5 ngày với các biểu hiện bao gồm: Sốt cao, ớn lạnh, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, yếu cơ.

Các triệu chứng có thể là những biểu hiện đầu tiên của nhiễm khuẩn đường hô hấp trên hoặc biểu hiện của viêm phế quản, viêm khí quản và viêm phổi. Các vụ dịch thường kèm theo tử vong do cả bệnh và các biến chứng của bệnh, đặc biệt ở những bệnh người cao tuổi và những người mắc bệnh tim mạch. Các vacxin virus chết đặc hiệu với các chủng của vụ dịch có hiệu quả 75% trong dự phòng cúm.

Hỏi: Vậy thì bệnh cúm kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?

Trả lời:

Thời gian của bệnh cúm: Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường đã biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi có thể kéo dài hơn. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng khoảng 1- 2 tuần. Nhưng điều quan trọng nhất là bệnh cúm có thể diến tiến đến viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng nhất là ở trẻ.

Hỏi: Chúng ta cần làm gì để hạn chế diễn tiến của cúm ? Và hiện tại đã có vacxin phòng ngừa cúm chưa thưa Bác sĩ ?

Trả lời:

Những việc cần làm để hạn chế nguy cơ diễn tiến của cúm:

Tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm

Tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm

  • Tiêm phòng vacxin ngừa cúm mỗi năm
  • Uống nhiều nước trong ngày
  • Ngưng hút thuốc (nếu có).
  • Nếu cần thiết nên nghỉ ngơi. Nghỉ làm ở nhà hay nghỉ học khi đang mắc cúm.
  • Không sử dụng chung khăn mặt và các vật dụng cá nhân khác.
  • Lưu ý nhớ che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt vào thùng rác.
  • Rửa tay thường xuyên thật kỹ bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Không dùng chung cốc và đồ dùng ăn uống.
  • Nếu có dấu hiệu sốt, đau ngực thở gấp, ho nặng, ho ra máu thì nên đi khám bác sĩ.

Hiện nay đã có vacxin phòng ngừa cúm. Khuyến khích tiêm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vacxin giúp bảo vệ cơ thể chúng ta, tuy nhiên vacxin chủng này không đảm bảo hoàn toàn chống lại dịch nhưng sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và giảm nhẹ các triệu chứng nếu mắc bệnh. Do đó việc tiêm phòng là điều cần thiết.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã có thêm những kiến thức bổ ích để phòng ngừa cúm. Chúc các bạn luôn vui khỏe!

Nguồn: Ytevietnam.net.vn