Dấu hiệu nhận biết người cao tuổi mắc bệnh loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng, chỉ được phát hiện khi xương bị gãy, nếu phát hiện dấu hiệu của bệnh loãng xương sớm thì việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Ngày 04/04/2018, 07:44:04   Tác giả :     Lượt xem: 1626

Ngày nay, bệnh loãng xương được coi là vấn đề sức khỏe mang tính toán cầu vì sức ảnh hưởng lớn của nó tới sức khỏe của người cao tuổi, nhất là phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh và đòi hỏi chi phí rất lớn về y tế của xã hội. Theo chuyên gia y tế thì hiện nay bệnh loãng xương đã có thể phòng ngừa được, người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa hoặc làm chậm tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương.

Dấu hiệu nhận biết người cao tuổi mắc bệnh loãng xương

Dấu hiệu nhận biết người cao tuổi mắc bệnh loãng xương

Cùng các bác sĩ Chu Hòa Sơn - Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về các nguyên nhân cũng như cách phòng tránh mắc bệnh loãng xương một cách khoa học và hiệu quả nhất.

Hỏi:Thưa Bác sĩ, Bác sĩ có thể cho biết bệnh loãng xương là gì?

Trả lời:

Bệnh loãng xương hay còn gọi là giòn xương hay xốp xương, là một bệnh lý về xương khớp phổ biến hiện nay và thường gặp ở nữ giới ở độ tuổi mãn kinh nhiều hơn nam giới, đây là căn bệnh người cao tuổi. Các hệ xương khớp bên trong cơ thể chúng ta luôn có quá trình hủy xương và tạo xương diễn ra liên tục, ở độ tuổi càng cao thì quá trình hủy xương sẽ lớn hơn so với quá trình tạo xương, khiến xương dần mất đi và dẫn đến tình trạng bị loãng xương, khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và  dù chỉ bị chấn thương nhẹ xương cũng có thể bị gãy. Nếu tình trạng loãng xương kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Hỏi: Thưa Bác sĩ, những nguyên nhân nào gây nên bệnh loãng xương? Có những dấu hiệu nào để nhận biết được bệnh loãng xương không?

Trả lời:

Theo thống kê của bộ y tế thì tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương ngày càng tăng và trẻ hóa, có tới ½ số phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị loãng xương, bên cạnh đó có không ít trường hợp bệnh nhân trên 30 tuổi đã bắt đầu có dấu hiệu loãng xương. Loãng xương là bệnh có diễn biến âm thầm, đến khi xuất hiện các triệu chứng bệnh rõ rệt thì thường là lúc đã có biến chứng, lúc đó cơ thể đã mất đi khoảng 30% lượng canxi trong xương. Bệnh gây ra chủ yếu do quá trình lão hóa của cơ thể. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị loãng xương do di truyền, còi xương từ nhỏ, chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ canxi cho cơ thể, một số loại thuốc Tây y dùng lâu dài cũng sẽ gây ra bệnh loãng xương.

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người lớn tuổi

Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người lớn tuổi

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh loãng xương là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Khi người bệnh bị chấn thương dù là nhẹ nhất thì sẽ dẫn đến tình trạng bị gãy xương, đây là hậu quả cuối cùng của bệnh loãng xương. Tình trạng gãy xương do bệnh loãng xương thường gặp ở những vị trí chủ yếu của cơ thể như cột sống, thắt lưng, cổ xương đùi. Đối với người cao tuổi khi bị loãng xương, thường kèm theo nhiều bệnh lý khác của người già như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường... và đặc biệt là những trường hợp bị bệnh loãng xương nặng sẵn có thì việc liền xương sẽ rất khó khăn, nhiều người phải nằm tại chỗ trong thời gian dài, thậm chí là phải nằm viện nhiều ngày.

Là giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, tôi nghĩ việc nằm tại chỗ trong thời gian dài khi bị gãy xương sẽ khiến cho bệnh loãng xương ngày càng nặng thêm, bên cạnh đó còn kéo theo nhiều bệnh khác như bội nhiễm đường hô hấp, đường tiết niệu, loét mục các điểm tỳ đè... Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị tàn phế và giảm tuổi thọ ở người lớn tuổi.

Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh loãng xương

Hỏi: Có những biện pháp nào dùng để điều trị bệnh loãng xương? Bác sĩ có thể cho lời khuyên về cách phòng tránh bệnh loãng xương không?

Trả lời:

Do bệnh loãng xương có những dấu hiệu rất khó phát hiện khi mới mắc bệnh, và cho đến khí có những triệu chứng rõ rệt thì bệnh đã trở nặng thậm chí là biến chứng, lúc này sẽ rất dễ gây ra những hậu quả nặng nề nhất là gãy xương, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm giảm tuổi thọ của người bệnh nghiêm trọng. Cho đến nay chi phí điều trị bệnh loãng xương vẫn rất cao, thời gian điều trị kéo dài, các loại thuốc được chỉ định điều trị loãng xương  gây nhiều tác dụng phụ lại có kết quả không như mong muốn. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh loãng xương được xem như là một điều vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh loãng xương. Để phòng tránh bệnh loãng xương thì nên áp dụng ngay khi còn trẻ, từ lúc chưa mắc bệnh loãng xương bằng cách bổ sung đầy đủ những khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi cùng với vitamin D, K2 mỗi ngày.

Với những người đã bị bệnh loãng xương cần điều trị bệnh theo sự chỉ định của bác sĩ, kết hợp bổ sung đầy đủ những chất cần thiết như canxi, vitamin D và K2,… trong bữa ăn hàng ngày.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn