Hướng dẫn phác đồ điều trị bỏng tốt nhất cho bệnh nhân

Bỏng thường do nhiều nguyên nhân như bỏng mỡ, nước sôi, bỏng hóa chất… bác sĩ sẽ chỉ định các phác đồ điều trị bỏng kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ biến chứng.

Ngày 26/01/2018, 02:12:45   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 2644

Khi bị bỏng tuyệt đối tuân thủ các nguyên tăc điều trị của bác sĩ không nên tự sử dụng các loại thuốc hoặc kinh nghiệm chữa bỏng dân gian không phù hợp sẽ làm cho vết bỏng sâu hơn.

Cách phân loại bỏng

Các vết bỏng nhẹ cần có biện pháp xử lí kịp thời

Các vết bỏng nhẹ cần có biện pháp xử lí kịp thời

Bỏng thường được phân loại bằng cách nhận diện hình ảnh bên ngoài và đặc điểm của từng dạng bỏng.

Bỏng cấp độ 1 sẽ có các ban đỏ, đau rát do bị cháy nắng. Sau 48 giờ các vết bỏng nhẹ này sẽ tự lành.

Bỏng cấp độ 2 nông: bề mặt bỏng nông, bị phồng các nốt phỏng nước với thành dày . đau, rỉ máu.  Sau 15 ngày bỏng sẽ khỏi tự nhiên nếu không có biện pháp can thiệp. bệnh nhân có thể bị rối loạn nhiễm sắc thể.

Với bỏng cấp độ 2 sâu da sẽ bị bỏng sâu hơn, độ đau ít hơn do bị mất cảm giác. Bệnh nhân có thể  hiện bộ dính bám áp lực kính ở lông, tóc, vết bỏng sẽ khỏi tự nhiên sau  3 tuần hoặc ăn sâu vào da hơn. Dễ trở thành sẹo xấu, phì đại.

Bỏng cấp độ 3: bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép da bởi vì phần da bên ngoài bảo vệ cơ thể đã bị hoại tử.

Ngoài ra vết bỏng được phân loại theo độ rộng, độ sâu cũng như vị trí vết bỏng cần được xác định chính xác sẽ rất quan trọng. Đặc biệt các vết bỏng như đầu,mặt cần được chú trọng về mặt thẩm mỹ, hoặc các vùng khớp chi như hai bàn tay để phujch hồi chức năng. Mỗi một vị trí bỏng sẽ có cách điều trị khác nhau đồng thời giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng da.

Phác đồ điều trị bỏng cho bệnh nhân

Đối với bệnh nhân bị bỏng nặng trước tiên cần điều trị tại chỗ bằng cách cởi bỏ quần áo bệnh nhân, áp dụng các phương tiện vô trùng để rửa các vết thương, phá bỏ các nốt phỏng nước bởi đây là môi trường béo bở tạo điều kiện cho vi trùng phát triển. Tiếp đó đắp gạc tẩm thuốc mỡ hoặc thuốc mỡ có chức năng kháng khuẩn, đắp thêm lớp bông vô trùng dày 5cm để hút dịch. Để phòng tránh tình trạng thiếu máu cục bộ cần rạch để trong các vết bỏng sâu vòng quanh các chi.

Phác đồ điều trị bỏng toàn thân

Đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp, rối loạn ý thức.

Thực hiện truyền dịch như:

Truyền Lactate Ringer, với lưu lượng 20ml/kg trong giờ đầu.

Bù đắp tuần hoàn bằng dịch kết tinh với liều lượng 2ml/kg theo % diện tích cơ thể bị bỏng trong 8 giờ đầu. Cần theo dõi tình trang huyết áp, mạch của bệnh nhân, sự bài niệu cần đạt 1ml/kg/giờ.

Bỏng < 30% từ giờ thứ 8 đến 24: 0,5 ml/kg/% diện tích cơ thể bị bỏng dung dịch Lactate Ringer và 0,5ml/kg/%, Albumin 4%.

Bỏng > 30% từ giờ thứ 8 đến 24: 1ml/kg/% diện tích bị bỏng trong dung dịch Lactate Ringer.

Theo chuyên trang tin tức y tế cho biết với các trường hợp bỏng điện sự bài niệu cần được duy trì ở mức 2ml/kg/giờ bù đắp tuần hoàn với dung dịch Natri bicarbonate 14‰ cho đến khi pH niệu trên 7.

Sử dụng thuốc Mobic 15mg, Diclofenac 75 mg để giảm đau theo đường T B

Thực hiện tiêm phòng uống ván SAT 1500 UI (TDD) cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc kháng sinh: Cephalosporin thế hê ̣3 như Ceftriaxone phối hợp với Gentamycine. Được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, bỏng diện rộng hoặc nhiễm trùng trước đó.

Dùng thuốc An thần: Seduxen 10mg (TM).

Thuốc giảm tiết dạ dày: Omeprazol 20mg (TM) hoặc Esomeprazole 20 mg (TM).

Đồng thời thực hiện thông tiểu thông qua sự là cách điều trị tốt nhất.

Mỗi giờ người lớn cần thải được 30 – 50 ml nước tiểu, trẻ con cần 1ml/kg cân năṇg.

Theo các chuyên gia y dược cho biết phác đồ điều trị bỏng trên được chỉ định cho các bệnh nhân sau:

Bệnh nhân có diện tích bỏng trên 30%

Vết bỏng nhỏ nhưng có nguy cơ hoai tử do bỏng điện cần được theo dõi sát sao hoặc bệnh nhân có các bệnh lí về tim, thận, phổi.

Bỏng ở vùng tầng sinh môn cần nhanh chóng điêu trị để tránh tình trạng bị phù nề.

Làm các xét nghiệm: CTM, urê, creatinin, ion đồ , glycemie. Đặt ống thông dạ dày ở bệnh nhân bị nôn.

Phác đồ điều trị bỏng nhẹ cho người bệnh

Bệnh nhân bị bỏng nặng cần nhanh chóng được đua đến bệnh viện

Bệnh nhân bị bỏng nặng cần nhanh chóng được đưa đến bệnh viện

Ở chỗ vết bỏng cần được làm  dịu với nước lạnh trong vòng 5 phút để hận chế lan tỏa nhiệt trong các mô. Cần lưu ý đến các bộ phận chức năng dễ bị ảnh hưởng như tay chân, hoặc mắt mũi.

Vết bỏng cần được sát trùng, rửa bằng nước lạnh, nốt phồng có nước cần được cắt lọc, dùng thuốc mỡ sát trùng trải lớp dày trên gạc vô trùng.

Bệnh nhân nên sử dụng các dung dịch mặn hỗn hợp như 1 lít huyết thanh sinh lí + 1 lít nước + hương vị cam ở người lớn, Adiaril ở trẻ nhỏ.

Thực hiện các biện pháp  tiêm phòng uốn ván, dùng thuốc giảm đau Efferalgan codein 1 viên/6h.

Khi bị bỏng bệnh nhân cần được chuyển đến các cơ sở y tế để bác sĩ có phác đồ điều trị bỏng tốt nhất giúp người bệnh mau chóng hồi phục.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn