Do đặc tính vốn có của đau mắt đỏ mà trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Cha mẹ hãy chủ động nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh ở trẻ để có những phương án phòng bệnh hiệu quả.
Đau mắt đỏ ở trẻ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đau mắt đỏ ở trẻ
Nguyên nhân chính gây lên Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu do nhiễm virus Adenovirus, do nhiễm vi khuẩn (liên cầu, tụ cầu, phế cầu). Vào mùa hè đến cuối mùa thu, độ ẩm cao, giao mùa,… rất dễ gây đau mắt đỏ. Ngoài những nguyên nhân kể trên việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay là cha mẹ vệ sinh bẩn cho trẻ… cũng là yếu tố dẫn đến việc trẻ đau mắt đỏ.
Triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ
Đau mắt đỏ một loại bệnh chuyên khoa có tính chất phức tạp khiến các triệu chứng đau mắt đỏ ở trẻ rất dễ nhầm với đau mắt thông thường. Đau mắt đỏ ở trẻ thường có những triệu chứng điển hình như: Đỏ mắt, chói mắt, chảy dịch ghèn. Mặc dù bệnh có thể xảy ra một mắt nhưng thường mắt bị đau sẽ lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể phù mí, kết mạc và cảm giác sạn ở trong mắt do phản ứng hột ở kết mạc mi dưới, có thể nổi hạch trước tai. Khi thức dậy, do dịch ghèn nhiều làm mắt dính chặt, khiến việc mở mắt trở nên khó khăn.
Triệu chứng của đau mắt đỏ ở trẻ như thế nào?
Ngoài các triệu chứng kể trên khi trẻ em bị đau mắt đỏ có thể xuất hiện thêm các triệu chứng nóng sốt, đau họng… Mặc dù đau mắt đỏ gây kích ứng mắt nhưng ít khi làm giảm thị lực.
Cách điểu trị thế nào cho phù hợp với trẻ đau mắt đỏ?
Đối với những trẻ bị đau mắt đỏ, trong một hay hai ngày đầu, phụ huynh nên nhỏ dung dịch nước muối đẳng trương (NACL 0,9%) hay nước mắt nhân tạo, kháng viêm dành cho trẻ nhằm giảm triệu chứng khó chịu, ngứa mắt, đồng thời giúp trẻ mau lành bệnh. Bước sang ngày thứ ba, nếu bệnh không thuyên giảm, phải lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuần đoán và thực hiện theo đúng phác đồ điều trị đau mắt đỏ cho bé. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể trở nên nặng hơn và gây ra những biến chứng khôn lường về sau.
Một điều mà cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm và tránh đối với bệnh đau mắt đỏ ở trẻ nhỏ đó là không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid (dexa) để nhỏ cho trẻ. Mặt khác không được đắp các loại lá lên mắt bé vì sức đề kháng của trẻ còn kém mà trong các loại lá có chứa nhiều vi khuẩn rất dễ gây ra nhiễm trùng.
Một số cách phòng đau mắt đỏ cho bé hữu hiệu
Hiện nay trên báo chí, loa đài mạng internet có hướng dẫn khá nhiều về cách phòng đau mắt đỏ cho bé hiệu quả nhưng rất khó để cha mẹ có thể chọn cho mình một cách phù hợp để giúp con em mình mau chóng khỏi bệnh. Sau đây sẽ là một số cách phòng bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em đơn giản mà đem lại hiệu quả cao các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Phòng bệnh khi chưa có dịch xảy đến
Trẻ em có nguy cơ cao mắt bệnh này và dễ lây sang cho cả gia đình. Chính vì vậy cha mẹ phải chủ động phòng tránh bằng việc thường xuyên rửa mặt cho trẻ tốt nhất là 3 lần/ngày bằng nước sạch, khăn sạch, riêng. Sau khi dùng xong giặt kỹ khăn bằng xà phòng sau đó mang ra phơi ngoài nắng.
Phòng đau mắt đỏ cho trẻ hiệu quả
Nhắc nhở bé tránh cho tay bẩn lên mắt dụi, nên trang bị kính râm khi ra đường. Nếu có tiếp xúc bụi mắt, cha mẹ phải rủa mặt sạch cho con rồi tra vào mắt một vài giọt nước nhỏ mắt Natri Clorid 0,9% rồi lau khô bằng khăn mặt sạch
Khi bị bệnh, trẻ hay có thói quen lấy tay dụi mắt rồi chạm tay vào các đồ vật như đồ chơi, bàn ghế trong lớp học… Trẻ lành bệnh chạm tay vào những đồ vật này, sau đó đưa lên mắt là bị lây bệnh. Do vậy cha mẹ cần để ý đến vấn đề này.
Cách phòng đau mắt đỏ cho trẻ khi đang có dịch
Khi có dịch nên cho trẻ nghỉ ngơi, điều trị cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Thông thường dùng Chloroxit 0,4% (hoặc Natriclorua 0,9% nhỏ mắt nhiều lần/ngày hay thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra mắt 2 lần/ngày) để tránh khô rát và mau khỏi bệnh.
Việc giữ cho đôi mắt trẻ luôn sạch là nhiệm vụ quan trọng đối với bất kỳ cha mẹ nào. Vì vậy hãy chủ động phòng đau mắt đỏ ở trẻ khi dịch bệnh bùng phát. Hy vọng những thông tin trên sẽ phần nào giúp ích cho các bạn.
Nguồn: ytevietnam.net.vn