Bệnh xương khớp thường gặp ở người cao tuổi và mỗi khi chuyển mùa thời tiết thay đổi bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
- Hơn 20 người ngộ độc nhập viện BVĐK thị xã Buôn Hồ sau tiệc cưới
- Cách điều trị bệnh Parkinson thế nào để tránh tàn phế?
- Sốc: Sản phụ tử vong tại BVĐK Hòa Bình vì tai biến khó lường sau mổ đẻ
Bệnh xương khớp tái phát khi chuyển mùa
Nước ta có khí hậu đặc trưng nên mỗi khi chuyển mùa sẽ có các bệnh xấu xuất hiện hoặc tái phát đặc biệt các căn bệnh mãn tính trong đó có bệnh xương khớp.
Tin tức y tế cho biết khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, gió mùa nhiều, mưa nhiều… sẽ khiến cho cơ thể thay đổi để thích nghi với thời tiết bằng các co các mạch máu ngoại vi. Lúc này sẽ lượng máu đến cơ quan ngoại biên sẽ giảm và gây nên hiện tượng phản ứng của cơ thể ở NCT và có các biểu hiện như: đau mỏi xương khớp, co cứng cơ, đau vùng thắt lưng.
Bệnh xương khớp ảnh hưởng đến cuộc sống con người
Bởi vì, chuyển mùa từ nóng sang lạnh, ẩm ướt, mưa nhiều, gió mùa, áp thấp nhiệt đới, đặc biệt là độ ẩm trong không khí tăng cao, cơ thể sẽ tạo ra phản ứng để thích nghi với thời tiết bằng cách co các mạch máu ngoại vi, từ đó làm giảm tưới máu cho các cơ quan ngoại biên trong đó có da, cơ, xương, khớp. Các hiện tượng phản ứng lại của cơ thể ở NCT sẽ nên gây ra các biểu hiện như: đau mỏi cơ xương khớp, co cứng cơ vùng vai gáy, thắt lưng.
Bệnh xương khớp dễ gặp ở người già vì khả năng tổng hợp protein và collagen suy giảm, khả năng tái tạo sụn thấp, các tế bào sụn già khó hồi phục, vùng đáy sụn sẽ xuất hiện các vết nứt, tổn thương ban đâu và dần sẽ biến thành thoái hóa vùng đáy sụn. Cùng với đó các sợi collagen type II sẽ trở nên mảnh, nhỏ, lỏng lẻo xoắn vặn gây ra thoái chất nền sụn khớp. Khi chúng bị phá vỡ làm cho gân dây chằng căng ra, các xương chà xát với nhau gây nên các cơn đau nhức, giảm chức năng vận động ở người già.
Bởi vậy cần có biện pháp phòng tránh bệnh xương khớp một cách tốt nhất cho mọi người. Ngoài ra với các trường hợp nặng đàu xương lồi ra chạm vào nhau sẽ chèn ép lên các dây thần kinh có thể tàn phá cả đời.
Bệnh xương khớp có các triệu chứng đau từng đợt nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ kéo dài sự đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Chuyên trang tin tức y tế cho biết có khoảng 50% bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh, 50% người bệnh được phát hiện, trong đó khoảng 20% bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh khi đã có biến chứng nặng nề.
Cách phòng bệnh xương khớp khi giao mùa
Để phòng bệnh xương khớp đặc biệt trong thời điểm giao mùa bệnh nhân nên đi thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viên chuyên khoa để phát hiện nhanh chóng kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nặng nề.
Phương pháp phòng bệnh xương khớp tốt nhất mọi người nên tập luyện vận động cơ thể các vùng như thắt lưng, khớp gối, cổ tay, bàn tay, bàn chân. Có thể sử dụng các loại dầu xoa bóp đi kèm như dầu gió, dầu tràm, thuốc Deepheat, Fendel… đối với những người bị thoát vị đĩa đêm cột sống thắt lưng nên có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Vào những ngày mưa lạnh ẩm ướt không nên ra khỏi nhà, không tắm, không rửa nước lạnh.
Cần phòng bệnh xương khớp mỗi khi chuyển mùa
Đồng thời nên giữ ấm cho cơ thể ở các khớp gối, cổ chân, bàn tay, bàn chân có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tránh làm các việc nặng, mang vác hoặc ngồi quá lâu một chỗ để không bị ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng. Tránh ngồi xổm, xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý có bổ sung đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin C,D, các thực phẩm có chứa nhiều can xi như sữa, đậu nành, tránh ăn các thực phẩm kích thích đông lạnh.
Cách phòng bệnh xương khớp không hề khó ngay từ khi còn trẻ nên có cơ chế chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho mình để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sớm nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn