Trẻ em bị rối loạn thần kinh thực vật cần được phát hiện và có phương pháp điều trị sớm để không ảnh hưởng đến cuộc sống, tương lai của bé sau này.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em như thế nào?
Trẻ em trong độ tuổi phát triển hệ thống thần kinh và não bộ đang trong quá trình hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh lý về thần kinh trong có rối loạn thần kinh thực vật thường gặp nhất. Rối loạn thần kinh thực vật là do sự mất cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và hệ phó giao cảm ở trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của các bộ phận cơ quan trong cơ thể như: hệ tim mạch, tiêu hóa, hệ bài tiết, nội tiết… khiến sức khỏe của trẻ giảm sút, trẻ không lớn được. Chính vì vậy cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao chú ý đến các biểu hiện của trẻ để điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ sẽ có những biến chứng nguy hiểm
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em do chức năng não bộ bị rối loạn bởi các hoạt động kích thích ngoài ý muốn, trẻ gặp áp lực căng thẳng kéo dài hoặc các bệnh mãn tính lâu năm. Trẻ em bị rối loạn thần kinh thực vật thường có các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim thất thường, mất ngủ, hay lo sợ…
Dấu hiệu bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em:
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em sẽ ảnh hưởng tới chức năng của một hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể một cách bất thường. Khi nhận ra các dấu hiệu này ở trẻ cha mẹ không nên chủ quan mà cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Đối với hệ thần kinh: Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thường kêu đau đầu, chóng mắt, trẻ hay lo âu sợ hãi, buồn bực vô cớ. Trong học tập trẻ kém tập trung, khả năng ghi nhớ kém, kết quả học tập thấp, sức khỏe giảm sút,…
Tim mạch: Những đứa trẻ khi mắc bệnh rối loạn thần kinh thực vật hệ tim mạch sẽ bị ảnh hưởng nên trẻ dễ bị ngất do tụt huyết áp, choáng váng, nhip tim thất thường, huyết áp tăng giảm đột ngột… sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe công việc học tập cũng như hoạt động thường ngày của trẻ.
Hệ tiêu hóa: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ thường bị rối loạn tiêu hóa, trẻ chán ăn, ăn không ngon, đầy hơi, khó tiêu, thường xuyên bị táo bón khiến trẻ chậm phát triển về thế chất so với các bạn cùng lứa.
Hệ tiết niệu: Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em có nhiều tác động về hệ tiết niệu, trẻ không kiểm soát được khả năng tiểu tiện của bản thân, đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, tăng tiết mồ hôi tay, chân khiến bé khó chịu.
Hệ hô hấp: Khi hệ hô hấp bị ảnh hưởng của trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật thường bị hụt hơi, khó thở, tức ngực, co thắt trên phế quản…
Những trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ có các triệu chứng như co thắt cơ trên phế quản, gây nên hiện tượng khó thở, hụt hơi, tức ngực hoặc ngạt mũi.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ có thể chữa dứt điểm không?
Khi phát hiện bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ em cha mẹ không tự ý dùng thuốc mà nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa chỉ định phương pháp điều trị. Hiện nay có hai phương pháp chữa trị rối loạn thần kinh thực vật kết hợp giữa tây y và đông y.
Chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật bằng tây y: bác sĩ sẽ chỉ các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc can xi, các nhóm vitamin B, thuốc chống trầm cảm… bên cạnh đó cha mẹ tránh các tình huống gây căng thẳng cho bé. Cùng bé luyện tập thể dục thể theo để tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ cần được điều trị kịp thời
Điều trị bệnh rối loạn thần kinh thực vật bằng đông y: Đông y cho rằng rối loạn thần kinh cần được điều trị theo các thể bệnh như: Trừ đàm khai hết giải uất định chí, thanh dưỡng tâm thân, nịnh tâm an…. Một số bài thuốc dược sử dụng để điều trị bệnh như: phục thần, mộc hương, bạch truật, đương quy, hoàng kỳ, táo nhân...
Bởi vậy điều trị kịp thời bệnh rối loạn thần kinh thực vật ở trẻ cần được tiến hành sớm ngay từ khi các triệu chứng bệnh xuất hiện để tránh những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến tương lai trẻ em.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn