Bí mật về Dây thìa canh chữa khỏi bệnh tiểu đường

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đang dùng cây thìa canh để chữa trị. Nhưng nguồn gốc và công dụng của loại cây này có thực sự hiệu quả không ?

Ngày 20/11/2017, 08:16:04   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 4658

Dây thìa canh là thảo dược quý đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước như Mỹ, Úc,… làm vị thuốc hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường. Vậy ở Việt Nam việc áp dụng loài cây này vào hỗ trợ bệnh tiểu đường như thế nào ?

Dây thìa canh hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường

Dây thìa canh hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường 

Dây thìa canh điều trị bệnh tiểu đường – Dùng không đơn giản

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sử dụng Dây thìa canh làm thuốc để điều trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian, nhưng thực chất không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống...

 

Bệnh nhân Nam (Nam Định) cũng là một trong những bệnh nhân tiểu đường và từng phải nhập viện do hạ đường huyết quá mức bình thường. “Chúng tôi cứ nghĩ thảo dược thì uống càng nhiều càng tốt, nên sáng sớm tôi đã pha thật đặc và uống cho mấy cái cốc to Dây thìa canh, xong lại bỏ luôn ăn sáng. Khoảng nửa tiếng sau thì tôi cảm thấy tay chân run, vã mồ hôi và người xỉu đi do tụt đường huyết quá mức, may mà có các con đưa vào viện ngay”.

Dây thìa canh có tác dụng như thế nào ?

Dây thìa canh có tác dụng như thế nào ?

Các chuyên gia y tế việt nam cho biết, vấn đề người dân tự ý thu mua hoặc trồng Dây thìa canh đem vào sử dụng để điều trị bệnh tất rất có thể dẫn đến “tiền mất tật mang” do hiện nay rất khó để phân biệt Dây thìa canh chuẩn hoặc quá trình trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thu hái không đúng thời điểm cũng làm cho lượng hoạt chất không đủ. Chưa nói đến vấn đề sử dụng không đúng liều cũng gây hại không kém đến sức khỏe người bệnh.

 

Dây thìa canh chữa bệnh tiểu đướng - Dùng thế nào cho đúng!

 

Dây thìa canh rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường -  một căn bệnh mãn tính rất nguy hiểm và đang hoành hành tại nước ta, ít người biết được rằng vì sao mà Dây thìa canh lại tốt như vậy. Trong các đề tài nghiên cứu của PGS.TS Trần Văn Ơn, chủ nhiệm đề tài đã nêu ra rất rõ: Trong Dây thìa canh chứa một loại hoạt chất GS4 khi người bệnh uống vào sẽ tác động vào cả 4 quá trình: Làm giảm quá trình hấp thu đường (Glucose) ở ruột; tăng sản xuất và hoạt tính insulin; tăng men sử dụng đường ở các tế bào mô, cơ đồng thời tăng bài tiết cholesterol qua đường phân, giảm cholesterol và triglycerid trong máu. Vì vậy, Dây thìa canh được coi là loại thảo dược quý. Nhưng muốn đạt được hiệu quả như vậy, thì Dây thìa canh phải là loại “chuẩn hóa”, vì hàm lượng GS4 cao gấp 2,4 lần so với mức bình thường và GS4 có nhiều nhất trong lá chứ không phải ở thân và cành như mọi người đang nghĩ.

 

Tác dụng của hoạt chất GS4 trong Dây thìa canh hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Các chuyên gia cho biết thêm: Dây thìa canh là loại cây dây leo, rất dễ nhầm với các loại dây leo khác vì có tới hơn 3000 giống cây có hình dáng giống với Dây thìa canh. Do đó loại cây Dây thìa canh thu hái từ tự nhiên dễ bị lẫn với các loại cây khác. Hơn nữa việc sử dụng dược liệu để điều trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất cũng như các chỉ định liều dùng của thầy thuốc.

Dây thìa canh được chế biến để hỗ trợ bệnh tiểu đường

Dây thìa canh được chế biến để hỗ trợ bệnh tiểu đường

Lưu ý cho bệnh nhân khi tìm mua Dây thìa canh để điều trị bệnh tiểu đường và các bệnh khác. Đầu tiên là lựa chọn đúng loại Dây thìa canh chuẩn. Mọi người có thể thử bằng cách nhai sống lá Dây thìa canh tươi, rồi sau đó ăn một chút đồ ngọt (đường, kẹo, bánh), nếu bị mất cảm giác với vị ngọt, đó là Dây thìa canh chuẩn, bởi khi này chất Peptide "Gurmarin’'; trong lá Dây thìa canh tác động lên tế bài vị giác trên lưỡi, làm mất cảm giác ngọt trong vòng 2-4 tiếng đồng hồ.

Người mắc bệnh tiểu đường – đái tháo đường,  nếu muốn dùng Dây thìa canh để trị bệnh tiểu đường thì trước tiên cần lựa chọn đúng loại giống, trồng cây ở nơi không bị ô nhiễm nước hoặc đất. Trước khi sử dụng Dây thìa canh, người bệnh cần tư vấn kĩ lưỡng của các y bác sĩ chuyên ngành hoặc các chuyên gia Y học cổ truyền về liều lượng cũng cách dùng. Tránh những tác hại không đáng có “tiền mất tật mang”.

Nguồn: Y tế Việt Nam