Khi cơ thể mất đi sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và hệ phó giao cảm sẽ dẫn tới tình trạng rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng tới sự hoạt động của các cơ quan.
- Người bị rối loạn thần kinh thực vật nên ăn gì?
- Cách nhận biết dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật
- Các phương pháp chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự động có vai trò điều hòa hoạt động, chức năng của các cơ quan trong cơ thể như hệ tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, tiết niệu… không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Hệ thần kinh thực vật bao gồm: hệ thần kinh giao cảm (Có vai trò kích thích các hoạt động) và hệ thần kinh phó giao cảm ( có vai trò ức chế hoạt động).
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật do đâu?
Rối loạn thần kinh thục vật chính là sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm nên sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng tự động của cơ quan trong cơ thể. Đây không hoàn toàn là bệnh lí cụ thể mà rồi hoạt động của hệ thần kinh tự động dẫn đến tình trạng làm giảm một hoặc nhiều chức năng tự động trong cơ thể một cách bất thường.
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều nguyên nhân trong đó các bệnh mãn tính là nguyên nhân trực tiếp khiến hệ thần kinh tự động mất cân bằng. Bên cạnh đó biến chứng của một số bệnh, bệnh tự miễn, tác dụng phụ của thuốc… làm tổn thương các dây thần kinh, hệ thống miễn dịch, các bộ phận trên cơ thể,
Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật phổ biến, khi người bệnh không phát hiện kịp thời sẽ gây ra tổn thương thần kinh khắp cơ thể. Ngoài ra sự tấn công vào hệ miễn dịch của các căn bệnh ung thư, hội chứng cận ung thứ, bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn… cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ thần kinh tự động.
Bên cạnh đó hệ thống thần kinh cũng bị tổn thương bởi phương pháp xạ trị, phuật vùng cổ, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư, tim mạch, thuốc chống trầm cảm, an thần, bệnh mạn tính như parkinson, bệnh bạch hầu, ngộ độc thức ăn...
Rối loạn thần kinh thực vật cũng có thể di truyền từ cha mẹ sang con hoặc do rối loạn tâm sinh lý như sang chấn tinh thần, thủ dâm ở cả nam và nữa đều là nguyên nhân gây mất cân bằng hệ thần kinh thực vật.
Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị nguyên n hân gây ra bênh để thiết lập lại sự cân bằng trong hệ thần kinh thực vật. Hiện nay có hai phương pháp chữa bệnh rối loạn thần kinh thực vật nội khoa và ngoại khoa bởi sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bị rối loạn thần kinh thực vật cần được điều trị kịp thời
Điều trị nội khoa thướng sử dụng các thuốc an thần, chữa mất ngủ, rối loạn lo âu, chống trầm cảm, điều chỉnh nhu động ruột, thuốc tim mạch…
Phương pháp ngoại khóa vật lí trị liệu bệnh nhân sẽ được xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với sử dụng thuốc để có kết quả điều trị bệnh nhanh chóng.
Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật nên làm gì?
Bác sĩ khuyên bệnh nhân cần có lối sống tích cực, tập thể dục, thể theo, lối sống lành mạnh không sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê, trà,…
Bệnh nhân không nên suy nghĩ tiêu cực, cần tập hít thở sâu, tích cực xoa vùng trên rốn hàng ngày giúp điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ, thực hiện các biện pháp phòng bệnh như rửa tay sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra đường, ăn chín uống sôi, tránh sang chấn tâm lý…
Nguồn: Ytevietnam.net.vn