Bác sĩ vừa làm ở Bệnh viện lại làm thêm ở phòng khám tư đóng bảo hiểm thế nào?

Công việc của tôi là bác sĩ tại Bệnh viện và cũng có làm thêm tại một phòng khám tư, tôi đang băn khoăn không biết phải đóng bảo hiểm xã hội như nào mới đúng?

Ngày 12/11/2017, 02:46:13   Tác giả :     Lượt xem: 4131

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những hành động thiết thực giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Bác sĩ vừa làm ở Bệnh viện lại làm thêm ở phòng khám tư đóng bảo hiểm thế nào?

Bác sĩ vừa làm ở Bệnh viện lại làm thêm ở phòng khám tư đóng bảo hiểm thế nào?

Quy định về tham gia BHXH, BHTN

Bảo hiểm xã hội từ khi ra đời đã nỗ lực phát triển để đáp ứng được các tiêu chí đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, tuy nhiên, một thực tế đang xảy ra hiện nay là chính bản thân người lao động lại từ chối “quyền lợi” của mình và ngại ngùng khi phải tham gia bảo hiểm xã hội. Trước thắc mắc “có thể chọn nơi làm việc để tham gia bảo hiểm xã hội không?” Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng ban Pháp chế Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động đã được quy định rõ ràng tại Điều 4 – Nghị định 44/2013 ngày 10/05/2013, theo đó: Người Lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Phía người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động phải có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động với khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Có thể chọn nơi làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?

Có thể chọn nơi làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?

Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Có thể chọn nơi làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?

Cũng theo Luật sư Lê Văn Kiên, căn cứ vào Khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 quy định thì hợp đồng lao động giao kết đầu tiên mà người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hợp đồng có thời điểm ký kết đầu tiên trong số những hợp đồng lao động mà người lao động đã ký kết. Trong trường hợp độc giả là người làm việc ở 2 hay nhiều đơn vị khác nhau, đang làm việc tại bệnh viện và làm thêm tại phòng khám tư thì có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên và đóng bảo hiểm y tế tại nơi giao kết hợp đồng lao động tại nơi làm việc, giao kết hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn