Sử dụng thuốc thảo dược để chữa bệnh cẩn thận “tiền mất tật mang”

Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân thì người tiêu dùng nên cảnh giác trước những chiêu trò, lời quảng cáo “có cánh” của các sản phẩm thuốc thảo dược chữa bệnh.

Ngày 28/09/2017, 07:55:42   Tác giả :     Lượt xem: 3714

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc thảo dược với công dụng chữa bệnh hoặc duy trì sức khỏe, tuy nhiên nếu người tiêu dùng không tỉnh táo và kiểm tra nguồn gốc thật kỹ trước khi sử dụng thì sẽ nhận lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc thảo dược để chữa bệnh cẩn thận “tiền mất tật mang”

Sử dụng thuốc thảo dược để chữa bệnh cẩn thận “tiền mất tật mang”

Mất mạng khi sử dụng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc

Theo các tin tức y tế mới nhất thì thời gian gần đây, Trung tâm dị ứng – Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận điều trị rất nhiều các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng sau khi sử dụng thuốc thảo dược (thuốc nam, thuốc tễ) không có nguồn gốc rõ ràng.

Trao đổi về vấn đề này, Phó giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai) – TS.BS Phạm Huy Thông cho rằng: Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều tường hợp bị dị ứng do tự ý sử dụng thuốc nam để điều trị, các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da bị mẩn ngứa, nổi mề đay, trường hợp nặgn thì thì nổi bóng nước, loét các hốc tự nhiên, hoại tử thượng bì da, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng như gan, thận....nguy hiểm tới tính mạng.

Mất mạng khi sử dụng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc

Mất mạng khi sử dụng thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc

Nguy cơ dị ứng từ các sản phẩm thuốc thảo dược có thể mang lại cho người sử dụng là rất lớn, kể cả các thực phẩm chức năng hay mỹ phẩm, chính vì thế để giảm thiểu tác hại không mong muốn thì người dùng tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại dược liệu, sản phẩm thuốc thảo dược, thuốc nam không có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, các sản phẩm chưa được kiểm soát chất lượng và được Bộ Y tế cấp phép.

Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về sản phẩm trên bao bì

Về vấn đề các sản phẩm thuốc thảo dược tràn lan trên thị trường, TS Trần THị Hồng Phương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược (Bộ Y tế) cho rằng: Các loại thuốc đông dược phần lớn được sản xuất thành dạng viên nang, viên tễ dù cho được cung ứng tại các nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện thì người tiêu dùng cũng cần phải kiểm tra thật kỹ về ngày sản xuất, số lô, hạn sử dụng...sản phẩm đạt chuẩn, hàng thật sẽ có các chữ cái, chữ số in rõ nét, không tẩy xóa, có số đăng ký của Bộ Y tế cấp. Những năm qua, các cơ quan quản lý đã từng phát hiện rất nhiều sản phẩm dược liệu bị làm giả, nhầm loài, các sản phẩm trôi nổi chưa qua xét nghiệm tại Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư...Mặc dù tình trạng này đã giảm trong các năm gần đây nhưng người tiêu dùng cũng vẫn nên cẩn trọng.

Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về sản phẩm trên bao bì

Cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về sản phẩm trên bao bì

Vụ trưởng Vụ truyền thông và thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) – ông Nguyễn Đình Anh cho rằng tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế đã tuyên truyền bằng cách liên tục có các bài viết khuyến cáo người tiêu dùng về nguy cơ sử dụng thuốc không an toàn, không có nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng nên tỉnh táo để không rơi vào tình cảnh “tiền mất tật mang”.

Hải Đường – Ytevietnam.net.vn