Hội thảo về nhân lực Y khoa đã được Bộ Y tế tổ chức vào ngày 26/9 với sự tham gia của đông đảo cá nhân, đơn vị trong ngành Y tế, đã có rất nhiều ý kiến về chương trình đào tạo Bác sĩ tại Việt Nam được đưa ra trao đổi tại Hội nghị.
- Cảnh báo: Trong tương lai nhiều bệnh nhân sẽ bỏ mạng vì không còn thuốc chữa
- Vì sao người ngủ trên máy bay có thể bị điếc vĩnh viễn?
- Báo động: 30% bệnh nhi ở Việt Nam đang mang vi khuẩn kháng thuốc
Chương trình đào tạo bác sĩ tại Việt Nam chưa ổn?
Muốn trở thành bác sĩ ít nhất phải được đào tạo 8 năm
Theo tin tức y tế mới nhất thì đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra tại buổi Hội thảo về nhân lực Y khoa do Bộ Y tế tổ chức vào ngày 26/9/2017. Thể hiện quan điểm của mình, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực ngành Y tế hiện nay vẫn chưa có sự liên kết giữa các đơn vị với nhau, “nếu không tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề quốc gia cho bác sĩ thì chất lượng bác sĩ sẽ không đồng đều. Cần xây dựng một chuẩn quốc gia trong đào tạo, đánh giá, thực hành y khoa. Với thời gian đào tạo như hiện tại thì bác sĩ chưa thể làm việc một cách độc lập, một bác sĩ muốn làm nghề được thi phải đào tạo 8 năm, bác sĩ chuyên khoa sâu phải được đào tạo trong 10 năm.” - ông Bỉnh nêu ý kiến.
Đứng trên phương diện của người sử dụng nhân lực ngành y tế, ông Ngô Quý Châu – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạc Mai cho rằng hệ thống đào tạo Y khoa ở Việt Nam hiện nay chưa ổn. " Nếu như ở Pháp từ những năm 1980 đã đào tạo được bác sĩ trong thời gian 8 năm thì ở Việt Nam hiện nay vẫn đào tạo bác sĩ trong 6 năm và chỉ có một số rất ít các trường lớn đào tạo hệ bác sĩ nội trú kéo dài 8 năm. Chúng tôi đã nhiều lần đề nghị mở rộng hệ đào tạo này nhưng thực tế thì số lượng các bác sĩ nội trú được đào tạo vẫn quá ít và chưa đáp ứng được hết nhu cầu của xã hội” – Phó Giám đốc Ngô Quý Châu thể hiện quan điểm của mình.
Muốn trở thành bác sĩ ít nhất phải được đào tạo 8 năm
Kiểm soát năng lực hành nghề của sinh viên Y khoa gặp nhiều thách thức
Tiếp thu ý kiến của các đơn vị, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho rằng hiện nay các nước trên thế giới đã luôn chú trọng đến việc chuẩn hóa và kiểm định chất lượng của các cơ sở và chương trình đào tạo Y khoa, tuy nhiên vẫn không thể đảm bảo chắc chắn rằng tất cả nhân lực y tế đều có đủ năng lực để hành nghề. Để quán triệt tình trạng sinh viên Y khoa không có đủ năng lực mà vẫn làm việc tại các cơ sở y tế thì việc sát hạch trước khi hành nghề là bước vô cùng quan trọng, là điều kiện bắt buộc để cấp phép hành nghề để sinh viên tham gia vào các lĩnh vực việc làm Y Dược. Tại Việt Nam, việc kiểm soát năng lực hành nghề của sinh viên sau khi tốt nghiệp còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức, theo quy định thì các cơ sở đào tạo được phép chủ động xây dựng chương trình đào tạo và công bố chuẩn đầu ra sau khi được Bộ GD&ĐT phê duyệt trong khi việc cấp chứng chỉ hành nghề KCB đang được quy định dựa trên bằng tốt nghiệp do các cơ sở đào tạo cấp và hồ sơ pháp lý. Chính vì thế mà việc đánh giá khách quan năng lực trước khi hành nghề KCB của người thầy thuốc vẫn bỏ ngỏ?
“Thi để cấp phép hành nghề là một giải pháp quan trọng nhằm kiểm soát chất lượng đào tạo và năng lực hành nghề của nhân lực y tế, song lại là việc làm chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam” - Thứ trưởng Lê Quang Cường nhấn mạnh.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: L.ANH
Có mặt tại buổi Hội thảo về nhân lực Y khoa do Bộ Y tế tổ chức, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết trong thời gian tới hệ thống đào tạo Y khoa tại Việt Nam sẽ phát triển theo hướng 4+2+2 (năm), riêng ngành bác sĩ điều trị sẽ được đào tạo trong vòng 8 năm. Ngoài ra, trong tương lai Việt Nam cũng sẽ tổ chức các kỳ thi đánh giá tay nghề bác sĩ, trung tâm kiểm chuẩn sẽ là đơn vị bước đầu đánh giá chất lượng của bác sĩ ở các kỳ thi nói trên.
Hải Đường – Ytevietnam.net.vn