Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh thủy đậu mà tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm khi bệnh trở nặng.
- Bà bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng gì tới thai nhi?
- Các giai đoạn của bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?
- Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu do một loại siêu virus có tên varicella zoster gây bệnh, bệnh có thể nhanh chóng phát triển thành dịch lớn trong cộng đồng bởi bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp và qua các dịch tiết ra từ người bệnh.
Sau 10-14 ngày sau khi bệnh nhân bị nhiễm bệnh sẽ bắt đầu có những triệu chứng phổ biến như sốt nhẹ, sốt cao, người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nôn ói thậm chí đau cơ. Thủy đậu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần nhưng đối với người bệnh có hệ miễn dịch yếu bệnh sẽ phát sớm hơn. Sau 24 giờ các nốt bọng nước bắt đầu lan da từ mặt đến khắp các bộ phận trong cơ thể, niêm mạc miệng. Mụn nước có đường kính từ 1-3 mm nếu nặng hơn sẽ có mủ xung quanh nốt mụn bị sưng tấy đỏ, có thể diễn tiến nặng hơn. Sau hơn một tuần điều trị bệnh sẽ thuyên giảm dần, các nốt mụn nước bong vảy, để lại sẹo mờ hoặc sẹo lõm trên cơ thể.
Triệu chứng bệnh thủy đậu và cách điều trị được mọi người quan tâm
Bệnh thủy đậu và cách điều trị hiệu quả
Thủy đậu là bệnh chuyên khoa nhưng chưa có thuốc đặc trị mà chỉ tập trung điều trị các triệu chứng bệnh, Bởi vậy khi phát hiện ra các triệu chứng bệnh trong 24 giờ đầu cần được đưa đến các bệnh viện, cơ sở y tế để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Cách điều trị triệu chứng bệnh: Khi người bệnh bắt đầu nổi các nốt mụn nước nên sử dụng dung dịch xanh metylen để trị bệnh, ngoài ra sử dụng các loại thuốc kháng sinh histamin như chlopheniramin, loratadine… giúp chống ngứa cho người bệnh.
Khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao nên cho uống acetaminophen, đối với trẻ em tuyệt đối không sử dụng aspirin hoặc thuốc cảm có chứa thành phần aspirin để tránh xảy ra hội chứng Reye ( một loại bệnh chuyển hóa nặng gây tổn thương não, gan có thể dẫn đến tử vong cao).
Mỗi ngày nên nhỏ mắt từ 2-3 làn bằng thuốc sát khuẩn như như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%. Chỉ nên bôi thuốc xanh metylen cho các nốt phỏng bị vỡ, không bôi thuốc mỡ mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
Cách điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus: Cách điều trị bệnh này cần được tiến hành sớm hơn trong vòng 24 giờ trước khi các nốt phỏng bắt đầu mọc lên nên sử dụng acyclovir ức chế sự hoạt động của virus để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng thuốc khi sử dụng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng. Đối với những trường hợp bị nặng hoặc có các biến chứng như viêm màng não, viêm não có thể sử dụng acyclovir đường tĩnh mạch.
Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi bị thủy đậu
Khi điều trị bệnh thủy đậu không tự ý sử dụng thuốc nên tuân thủ nguyên tắc chỉ định của bác sĩ, tránh nghe theo lời khuyên dân gian dẫn đến nguy cơ bội nhiễm cao. Sau 1-2 tuần điều trị bệnh sẽ lành dần, các nốt mụn nước sẽ đóng vảy, ở giai đoạn mới lành bệnh cần bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, không cào xước da. Bên cạnh đó cần bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ đảm bảo vitamin khoáng chất các yếu tố vi lượng cho cơ thể. Nghỉ ngơi và giữ gìn vệ sinh cơ thể để đảm bảo sức khỏe hồi phục hẳn.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn