Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em không để lại sẹo

Bệnh thủy đậu là một trong những bệnh truyền nhiễm khi bị nặng sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng. Cha mẹ tìm cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em một cách nhanh chóng.

Ngày 25/09/2017, 09:04:40   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1161

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường xảy ra vào mùa xuân có thể nhanh chóng bùng  phát thành dịch lớn trong cộng động nếu không có các biện pháp phòng ngừa.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em do virus Varicella Zoster gây ra, vì bệnh có thể lây nhiễm qua đường hô hấp chủ yếu qua không khí nên dễ bùng phát thành dịch lớn trong cộng đồng. Khi bệnh nhân hít, nuốt phải nước bọt bắn ra do hắt hơi, ho, xì mũi từ người bệnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, các vật dụng sinh hoạt, các vết loét trên cơ thể cũng bị lây nhiễm. 

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em cần được tiến hành kịp thời

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em cần được tiến hành kịp thời

Đối với phụ nữ đang mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan cho thai nhi thông qua nhau thai có thể ảnh hưởng đến cấu trúc thai nhi.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu trẻ em

Sau khoảng 10-14 ngày bị nhiễm bệnh trẻ em bắt đầu có những biểu hiện như sốt nhẹ, biếng ăn, người mệt mỏi uể oải. Thậm chí có thể bị nôn ói, đau đầu, đau cơ… sau 24 giờ sẽ xuất hiện các nốt phỏng rạ khoảng từ 100-500 nốt mọc khắp trên cơ thể. Những nốt mụn nước có đường kính từ 1-3 mm khi bị nặng mụn nước sẽ bị to do nhiễm thêm vi trùng nên có màu đục chứa mủ. bệnh sẽ diễn tiến nặng hơn từ ngày thứ 2,3 trở đi và có thể để lại các biến chứng nguy hiểm.

Khoảng 2 tuần sau khi bị bệnh các nốt mụn sẽ bắt đầu khô lại tự bong vẩy để lại các vết sẹo mờ trên da.

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em nhanh nhất

Thủy đậu là bệnh chuyên khoa nhưng hiện tại chưa có thuốc điều trị bệnh thủy đậu đặc trị, cách điều trị bệnh thủy đậu nhanh nhất hoàn toàn phụ thuộc vào sự phát hiện bệnh sớm hay muộn. Khi nhận thấy các biểu hiện bệnh ở trẻ em cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.

Khi điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em bố mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây:

  • Cho trẻ nằm ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ thân thể cho bé, không nên kiêng nước, kiêng gió mà không làm sạch da sẽ khiến nguy cơ bội nhiễm cao hơn.
  • Cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu mềm có chứa đầy đủ dinh dưỡng như cháo, súp,…
  • Cắt ngắn móng tay và giữ sạch tayn cho trẻ để tránh làm xước các nốt phỏng rạ ngứa ngáy mọc trên cơ thể. Có thể sử dụng bột tan (talc) vô khuẩn, phấn rôm thoa lên người cho bé đỡ cảm giác ngứa ngáy.
  • Vệ sinh thân thể cho bé bằng nước ấm, các dụng dịch sát khuẩn, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ thành  các vết lở loét.
  • Sử dụng dung dịch xanh metylen để chấm lên các nốt phỏng bị vỡ. Có thể chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…
  • Khi trẻ em bị sốt cao, đau nên sử dụng  acetaminophen. Không được cho trẻ dùng aspirin hoặc  thuốc cảm có chứa thành phần aspirin có thể gây nguy cơ tử vong cao do xảy ra hội chứng Reye (một căn bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong). Nên thực hiện nhỏn mắt mũi bằng thuốc sát khuẩn cho bé mỗi ngày từ 2-3 lần.
  • Không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ vào các nốt phỏng đã bị lở loét.

Điều trị bệnh thủy đậu không nên chủ quan để tránh các biến chứng nguy hiểm

Điều trị bệnh thủy đậu không nên chủ quan để tránh các biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ bằng thuốc kháng virus

Đối với trẻ em bị bệnh thủy đậu trong vòng 24 giờ nên sử dụng khangsinh chống virrus loại acyclovir sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị cũng như giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Đối với những trường hợp nặng hoặc xảy ra các biến chứng như viêm màng não, suy giảm miễn dịch, có thể sử dụng acyclovir đường tĩnh mạch. Nên tuân thủ nguyên tắc điều trị bệnh của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc hoặc kinh nghiệm dân gian có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn