Các giai đoạn của bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

Hiểu về các giai đoạn của bệnh thủy đậu sẽ giúp mọi người điều trị và phòng tránh bệnh tốt hơn nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Ngày 28/09/2017, 08:53:33   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 1225

Bệnh thủy đậu là một trong những dịch bệnh nguy hiểm bùng phát thành dịch lớn bởi khả năng lây lan qua đường hô hấp nên cần có cách điều trị ngừa bệnh đúng cách.

Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu do siêu virus Varicella zoster chúng có thời gian ủ bệnh từ 10-14 ngày sau đó mới phát ra và tạo thành các tổn thương dạng bóng nước trên da và bên trong niêm mạc miệng. Bởi vậy cha mẹ cần tìm hiểu các giai đoạn của bệnh thủy đậu để phòng bệnh tốt nhất cho con.

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu ở trẻ em tái phát rất nhanh

Các giai đoạn của bệnh thủy đậu ở trẻ em tái phát rất nhanh

Quá trình phát triển của bệnh thủy đậu như thế nào?

Bệnh thủy đậu vốn được coi là bệnh lành tính không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng đối với các bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu bệnh có nguy cơ nặng hơn và có thể gây ra các biến chứng nặng nề như: viêm màng não, viêm não, viêm phổi,bội nhiễm phổi… có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao nếu không có biện pháp điều trị kịp thời đúng cách. Bệnh thủy đậu có 3 giai đoạn phát triển bệnh như sau:

Giai đoạn đầu tiên của bệnh thủy đậu: người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, sốt coa, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể uể oải, chán ăn. Sau khoảng từ 10-14 ngày ủ bệnh từ khi bị lây nhiễm người bệnh mới có các dấu hiệu như sốt từ 38-39 độ , viêm họng đỏ có hạch sau tai.

Đây là triệu chứng của nhiều bệnh thường gặp như cúm do siêu vi trùng gây ra, vậy nên khi có biểu hiện trên cần đưa người bệnh đến bệnh viện kiểm tra cho chính xác và có phương pháp điều trị bệnh kịp thời.

Giai đoạn thứ hai của bệnh thủy đậu: Đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu xuất hiện các nốt phỏng nước bắt đầu lan từ mặt ra khắp cơ thể. Đầu tiên là các nốt ban đỏ dưới da như các nốt đậu và phát triển thành các nốt phỏng nước có chứa dịch trong. Các nốt mụn nước được chia làm nhiều đợt khác nhau thành nên dễ nhận thấy trên một vùng da có nhiều dạng khác nhau như: Mụn đỏ rát, mụn nước trong, mụn nước đục, có mủ, mụn đóng vảy…  Những nốt mụn nước khi bị vỡ ra sẽ nhanh chóng lây lan cho cho các vùng da khác cũng nhu những người khác khi tiếp xúc trực tiếp.

Bệnh thủy đậu thường gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhưng tuyệt đối không được gãi khiến mụn mọc nhiều hơn dễ để lại sẹo lõm sâu có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Giai đoạn thứ 3 của bệnh thủy đậu: Giai đoạn này các nốt mụn sẽ đóng vảy, nếu không bị biến chứng người bệnh sẽ lành và phục hồi sau 10-2 tuần, bệnh nhân sẽ dần phục hồi, giảm sôt người đỡ  mệt mỏi và đỡ đau họng hơn. Khi lành bệnh các vết mụn đóng vảy cũng nhanh chóng bị bay đi không để lại vết sẹo trên da mà chỉ có các vết thâm mụn.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thủy đậu cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện

Cách phòng bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh chuyên khoa nhưng hiện tại chưa có thuốc đặc trị vậy nên mọi người cần phòng bệnh hơn chữa bệnh để tránh bệnh lây lan nhanh cho cộng đồng. Để bảo vệ sức khỏe của mình trước dịch bệnh mọi người cần chủ động tiêm phòng vắc xin để ngừa bệnh một cách tốt nhất. Đây cũng là biện pháp an toàn hiệu quả nhất. Nên tiêm mũi 1 cho mọi đối tượng từ 12 tháng tuổi trở lên và tiêm mũi 2 nhắc lại cách mũi 1 thời gian là 6 tuần trở đi. Hai mũi tiêm không được tiêm quá gần nhau phải cách nhau 4 tuần.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn