Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh cần được chữa trị kịp thời bởi trẻ nhỏ sức đề kháng yếu nên bệnh dễ bị biến chứng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hàng đầu ở trẻ em.

Ngày 28/09/2017, 08:58:06   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 612

Thời điểm nóng ẩm cùng với các tác nhân từ bên ngoài môi trường sẽ khiến mầm bệnh phát triển lây lan nhanh bởi vậy cha mẹ cần phòng ngừa bệnh từ đầu cho bé.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Có hai nguyên nhân dẫn đến bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh:

Do bẩm sinh: Trong quá trình mang thai người mẹ bị mắc bệnh thủy đậu nhưng không điều trị dứt điểm sẽ lây truyền mầm bệnh sang cho bào thai. Khi có điều kiện thuận lợi bệnh sẽ bắt đầu phát triển, đối với những người mẹ mang thai 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến cấu trúc thai nhi đang hình thành dẫn đến các bất thường về sức khỏe thai nhi. Điển hình như thai nhi sẽ bị dị tật ở tim, mắc chứng đầu nhỏ, dị dạng sọ, sảy thai…

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh do siêu virus gây ra

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh do siêu virus gây ra

Do trẻ sơ sinh bị lây nhiễm: bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh phần lớn do lây nhiễm từ các thành viên khác trong gia đình. Khi mẹ bị bệnh thủy đậu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho bé rất cao bởi vì mẹ ở bên cạnh con cả ngày. Khi mẹ bị thủy đậu cần có biện pháp cách ly với con và ngưng cho con bú trực tiếp mà nên vắt sữa ra bình cho bé bú.

Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ sơ sinh

Bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh thường nổi phát ban đỏ, người ngứa ngáy toàn thân bé khó chịu quấy khóc. Các nốt ban đỏ mọc ở trên mặt đầu tiên sau đó lan xuống bụng và các vùng khác trên cơ thể. Những nốt ban đỏ này sẽ hình thành các mụn nước sau 24 giờ từ khoảng 250-500 nốt.

Trẻ sơ sinh có biểu hiên  sốt cao trong những ngày đầu mới nhiễm virus thân nhiệt của trẻ rơi vào khoảng 39-39,5 độ C. Ngoài ra bé còn có các dấu hiệu như bệnh cúm: Trẻ ho nhẹ, chảy nước mũi trong, thở khò khè, người mệt mỏi bé bú ít hoặc bỏ bú. Những triệu chứng này dễ nhận thấy ở trẻ trước khi phát ban khoảng 2-3 ngày.

Cách chữa bệnh thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh thủy đậu cha mẹ nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám chỉ định thuốc và có phương pháp điều trị kịp thời.

Có thể dùng dung dịch xanh Milian để chấm lên các nốt phỏng nước đã bị vỡ. Khi bé bị sốt cao nên cho bé sử dụng các loại thuốc giảm sốt có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra sử dụng các thuốc kháng sinh khi các nốt rạ của bé có dấu hiệu nhiễm trùng như: vùng da xung quanh bị tấy đỏ, nốt rạ có mủ.

Cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay sạch sẽ hoặc đeo bao tay để tránh bé gãi làm trầy xước các nốt mụn nước tránh nguy cơ bội nhiễm cao. Cho trẻ bú liên tục để tránh bị mất nước tăng cường sức đề kháng cho bé mau lành bệnh hơn.

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh thủy đậu cần được điều trị kịp thời

Biến chứng thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là bệnh chuyên khoa lành tính nhưng nếu bị nặng có thể dễ dàng xảy ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm phỏi, bội nhiễm phổi… nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và có thể để lại những di chứng năng nề cho bé  sau này.

Vì bệnh thủy đậu rất dễ lây lan qua đường hô hấp nên cha mẹ cần tiêm phòng vắc xin cho bé để phòng bệnh hơn. Trước khi mang thai mẹ cũng nên tìm hiểu và tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước từ 2-3 tháng. Có như vậy mới có thể bảo vệ trẻ trước các dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn