Bệnh thủy đậu có bị lại không? Bệnh có nhanh khỏi không?

Hầu hết mọi người đều thắc mắc bệnh thủy đậu có bị lại không? Trên thực tế rất hiếm có trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lần 2 hoặc có thể bộc phát dưới dạng zona.

Ngày 09/10/2017, 09:03:25   Tác giả : Triệu Thu Hằng    Lượt xem: 759

Hầu hết mọi người đều thắc mắc bệnh thủy đậu có bị lại không? Trên thực tế rất hiếm có trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lần 2 hoặc có thể bộc phát dưới dạng zona.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu như thế nào?

Triệu chứng của bệnh thủy đậu rất dễ bị nhầm lần với biểu hiện ban đầu của các bệnh khác. Khi bệnh khởi phát sau 10-20 ngày ủ bệnh bệnh nhân sẽ có những biểu hiện lâm sàng như:  Đau đầu, đau cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, người uể oải, nổi ban đỏ dưới da… đối với trẻ em thường không có dấu hiệu bệnh báo động.

Bệnh thủy đậu thường không mắc lại lần thứ 2

Bệnh thủy đậu thường không mắc lại lần thứ 2

Khi bị bệnh thủy đậu, trên cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những mụn nước đầu tiên. Chỉ trong vòng 24 giờ các nốt mụn nước này sẽ hình thành nhanh chóng thành các bóng nước có chứa dịch trong và mọc khắp cơ thể với số lượng từ 100-500 nốt. Bệnh có từng giai đoạn khác nhau nên đôi khi người bệnh sẽ thấy có vùng da nổi ban đỏ, có chỗ nổi mụn nước đỏ, có chỗ mụn nước bị mưng mủ, có mụn đang đóng vảy… Đối với nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ tự khỏi trong vòng 7-10 ngày hoặc kéo dài hơn khi hệ miễn dịch yếu. Vậy sau khi đã mắc bệnh, bệnh thủy đậu có bị lại không? Có biến chứng nguy hiểm không?

Bệnh thủy đậu có bị lại không?

Bệnh thủy đậu có bị lại không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo các bác sĩ da liễu cho biết, y văn trên thế giới chưa từng ghi nhận ca mắc bệnh thủy đậu lần 2. Trên thực tế virus bệnh chỉ tái phát dưới dạng zona (giời leo). Có rất hiếm các ca mắc bệnh thủy đậu lần 2 trừ khi bệnh nhân đang trong quá trình trị liệu ung thư, bệnh nhân nhiễm HIV,…

Bệnh thủy đậu thuộc dạng bệnh chuyên khoa nhưng hiện nay trên thị trường chưa có thuốc đặc trị bệnh mà tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh. Thủy đậu được coi là bệnh lành tính ít khi để lại các biến chứng nguy hiểm tuy nhiên đối với trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn, phụ nữ đang mang thai sẽ có những biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi… có thể ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Bệnh thủy đậu dễ dàng lây lan trong cộng đồng thông qua đường hô hấp, những người không bị bệnh sẽ bị mắc bệnh do hít phải các bọt nước có trong không khí của người bệnh. Hoặc lây nhiễm bệnh do  tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng cá nhân sử dụng hàng ngày.

Thực hiện tiêm phòng để chống bệnh thủy đậu lây lan

Thực hiện tiêm phòng để chống bệnh thủy đậu lây lan

Trong thời kì bệnh toàn phát từ 5-7 ngày sẽ rất dễ lây bệnh cho người khác nên cần được cách ly hoàn toàn với mọi người. Các mẫu bệnh phẩm khi  thải ra cần cho vào túi nilon và đốt tiêu hủy để không lây lan bệnh cho cộng đồng.

Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu hiệu quả nhất

Hiện nay, mục tiêu trên thế giới là tiêm phòng cho trẻ em để không còn dịch bệnh. Tuy nhiên ở nước ta việc tiêm vắc xin phòng ngừa chưa được phổ cập rộng rãi, chỉ những gia đình có điều kiện mới thực hiện tiêm phòng thủy đậu. Bởi vậy vẫn còn tồn tại virus gây bệnh và bùng phát thành dịch vào các thời điểm mùa xuân trong năm.

Để phòng ngừa bệnh thủy đậu tốt nhất nên tiêm từ 1-2 liều vì vắc xin không có hiệu lực cả đời nên trẻn em cần được tiêm nhắc lại. Bất cứ ai cũng nên thực hiện tiêm phòng bệnh thủy đậu để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mình.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn