Chớ chủ quan với dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ!

Vì bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, diễn biến nhanh và dễ biến chứng thành viêm màng não nên bố mẹ cần nhận biết sớm dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ.

Ngày 08/10/2017, 03:01:13   Tác giả :     Lượt xem: 1305

Căn bệnh chân tay miệng đã trở thành nỗi lo thường trực đối với những gia đình có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Do vậy phải nhận biết dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ nhỏ để chữa trị kịp thời khi chưa muộn.

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Điểm qua những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng

Những dấu hiệu thường sẽ không xuất hiện ngay khi trẻ bị nhiễm virus. Phải sau thời gian ủ bệnh từ 3 đến 7 ngày bệnh mới toát ra những biểu hiện dễ nhìn, các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ thường là:

  • Sốt nhẹ: đây là triệu chứng ban đầu dễ bắt gặp nhất khi trẻ em mắc các bệnh truyền nhiễm

  • Đau miệng, đau họng: sau khoảng 2 ngày sốt bé sẽ dần cảm nhận thấy đau họng. Khi này nên nhanh chóng kiểm tra trong họng trẻ có xuất hiện các chấm đỏ nhỏ hay không? Nếu có hãy lưu ý hơn vì các chấm đỏ sau này sẽ chuyển hóa sang các bọng nước và có thể gây nên lở loét khiến trẻ bứt rứt khó chịu.

  • Các nốt đỏ ở trong và ngoài miệng: Những nốt đỏ trong quá trình này nhiều khả năng làm bé đau đớn.

  • Biếng ăn, đau đầu, cáu gắt, loét miệng

  • Tay và lòng bàn chân có những nốt phát ban đỏ: đây là những triệu chứng cuối cùng xuất hiện. Tuy nhiên một vài trường hợp có xuất hiện ban ở mông hoặc chỉ xuất hiện ở miếng mà không có ở các vùng khác trên cơ thể trẻ.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh chân tay miệng bạn nên biết

Hiện tại dù chưa có thuốc đặc trị cho bệnh chân tay miệng ở trẻ nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ để chưa trị và đề ra chế độ chăm sóc tốt là một giả pháp hữu hiệu thời điểm này.

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Cha mẹ cầm để chăm sóc tốt cho trẻ tại nhà, cho trẻ ăn những thực phẩm mềm lỏng dễ nuốt, tránh những thực phẩm cay. Ngoài ra cha mẹ phải chú ý đến dấu hiệu nhận biết trẻ bị tay chân miệng và khi mắc bệnh cần đưa bé tới trực tiếp các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng phương pháp, giúp loại bỏ dần các dấu hiệu bệnh chân tay miệng.

Mẹ nên chú ý vấn đề vệ sinh sạch sẽ cho bé trong thời gian mắc bệnh vì nếu không giữ gìn có thể sẽ dẫn đến lở loét, gây nhiễm trùng và xảy ra biến chứng nặng hơn. Hãy sử dụng nước ấm khi tắm để giúp bé hạ sốt.

Tuy rằng bệnh dễ dàng lây lan nhưng mẹ vẫn có thể giữ bé trong "vùng an toàn" khi có những biện pháp phòng tránh đơn giản cũng nên là thói quen hằng ngày của bé như: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với đồ vật ở nơi công cộng, lau chùi đồ chơi thường xuyên và đặc biệt nên cho các bé nghỉ ở nhà khi lớp học có nhiều bạn nhiễm bệnh.

Một số lời khuyên khi thấy các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng là một bệnh chuyên khoa và trẻ nhỏ nằm trong nhóm đối tượng mắc bệnh cao nhất. Bệnh do virut đường ruột gây ra nên không thể dùng thuốc kháng sinh thông thường để trị bệnh. Cha mẹ cần nghe qua ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ. Nên đưa bé đi khám và điều trị nội trú khi dấu hiệu bệnh chân tay miệng nặng.

Trước nguy cơ dịch bệnh lây lan bùng phát, các bậc phụ huynh nên chủ động phòng bệnh sẽ tốt hơn là chữa bệnh khi thấy dấu hiệu nhận biết bé bị tay chân miệng, phải đưa ngay trẻ đi khám và chăm sóc trẻ thật tốt, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức để kháng, vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt từ trẻ mắc bệnh.

Nguồn: ytevietnam.net.vn