Bệnh lao có thực sự là căn bệnh “vô phương cứu chữa”?

Bệnh lao là căn bệnh nguy hiểm, bệnh nhân mắc bệnh cần được điều trị trong thời gian dài mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn, chính việc điêu trị quá dài khiến rất nhiều bệnh nhân nản chí.

Ngày 12/01/2018, 06:14:34   Tác giả :     Lượt xem: 1890

Vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis chủ yếu gây bệnh ở phổi (lao phổi chiếm trên 80%) nhưng cũng có thể gây bệnh lao ở bất kỳ bộ phận nào khác trong cơ thể như màng phổi, màng não, thận-tiết niệu, xương khớp, hạch.....

Bệnh lao có thực sự là căn bệnh “vô phương cứu chữa”?

Bệnh lao có thực sự là căn bệnh “vô phương cứu chữa”?

Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, khi bệnh nhân lao phổi ho hay khạc nhổ đờm làm bắn ra những hạt nước bọt nhỏ li ti có mang theo vi khuẩn lao bay vào không khi và lưu chuyển đi khắp mọi nơi. Khi hít phải vi khuẩn lao chưa chắc bạn đã bị nhiễm bệnh lao. Điều này chỉ xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể không tốt, các vi khuẩn lao sẽ tăng cường hoạt động và gây bệnh.

Những biểu hiện của người mắc bệnh lao phổi

Cũng giống như bất cứ một căn bệnh nào thì việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời luôn là yếu tố vô cùng cần thiết, để nhận biết sớm một người mắc bệnh lao, bạn có thể dựa vào những biểu hiện sau:

  • Ho khạc kéo dài trên 2 tuần là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh lao phổi, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng khác:
  • Ho ra máu
  • Sốt nhẹ kéo dài, đổ mồ hôi ban đêm
  • Đau tức ngực
  • Gầy sút cân.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào trong những biểu hiện này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở Y tế chuyên khoa để được khám và Xét nghiệm 3 mẫu đờm để xác định việc bạn có mắc bệnh lao hay không – Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Nguyễn Thị Yến cho biết thêm.

Vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis

Vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium tuberculosis 

Bệnh lao có thể điều trị khỏi được hay không?

Theo những tin tức được đăng tải trên chuyên tin tức y tế, bệnh lao hoàn toàn có thể được điều trị khỏi nếu như bệnh nhân tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị cũng như sử dụng thuốc đúng theo phác đồ và thời gian dùng thuốc. Bệnh nhân mắc bệnh lao cần được chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị bệnh tại cơ sở chuyên khoa lao, thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc đó là: Phối hợp thuốc chống lao, đúng liều, đều hàng ngày và đủ thời gian. Phải xét nghiệm lại đàm 3 lần  vào các thời điểm: sau tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của giai đoạn điều trị tấn công, sau tháng thứ 5 và thứ 8 của giai đoạn điều trị duy trì.

Tuy nhiên, có một điều mà bệnh nhân mắc bệnh chuyên khoa này thường mắc phải đó là sau một thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân thấy các biểu hiện của bệnh giảm đi nên đã không sử dụng thuốc nữa, điều này khiến vi khuẩn lao kháng thuốc và việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều và thời gian điều trị cũng phải tăng lên.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống lao

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên lớp chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, thuốc chống laio có thể khiến bệnh nhân xuất hiện một số tác dụng phụ như  Buồn nôn, chóng mặt, ngứa ... Đây là những tác dụng phụ nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể tiếp tục sử dụng thuốc. Nếu cảm thấy giảm thị lực (nhìn mờ), giảm thính lực (nghe kém), đau khớp hoặc thấy vàng mắt cần phải ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống lao

Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc chống lao

Đối với phụ nữ đang mang thai, việc sử dụng thuốc điều trị lao cần tuân thủ đúng theo phác đồ cũng như nguyên tắc điều trị mà Bác sĩ đã đề ra, những bệnh nhân này không nên sử dụng Streptomyxin vì có thể gây điếc cho thai nhi. Tốt nhất tránh mang thai trong khi khi đang điều trị bệnh lao, nhưng không nên quá lo lắng nếu có thai.

Còn đối với những phụ nữ mang thai việc sử dụng thuốc điều trị lao gần như không có ảnh hưởng gì đến em bé và thuốc hầu như không đi qua hàng rào sữa mẹ để ảnh hưởng đến thai nhi. Nên uống thuốc sau khi cho con bú và cho trẻ bú chai vào lần bú tiếp theo sau khi uống thuốc. Không nên cho con bú nếu cả mẹ và con đều phải điều trị thuốc chống lao, vì một phần thuốc chống lao sẽ qua sữa mẹ làm tăng nồng độ thuốc chống lao khiến cho trẻ dễ bị nhiễm độc và tổn thương gan   nghiêm trọng.

Việc điều trị lao hoàn toàn có hiệu quả và bệnh nhân hoàn toàn có thể khỏi bệnh nếu như được điều trị đúng theo phác đồ mà Bác sĩ đã đề ra.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn