SXH là bệnh chuyên khoa do virus gây ra, lây truyền thông qua muỗi căn và vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh. Cho nên, việc tốt nhất để phòng bệnh chính là phải nâng cao tinh thần cảnh giác, phòng tránh bệnh trong xã hội.
- Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất
- Tử vong vì không nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết
- Thực hư châm cứu chữa khỏi bệnh tự kỷ ở trẻ em
Cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà
Người mắc chứng bệnh SXH thường sốt cao trong khoảng 3 đến 5 ngày, đau mỏi người, nhức hố mắt sau, chán ăn, buồn nôn. Xuất huyết có thể qua chảy máu cam, chảy máu chân răng, nặng hơn là bị rong kinh, rong huyết, đi ngoài phân đen, xuất huyết tương.
Bác sĩ chuyên khoa: Hướng dẫn cách chăm sóc người bị sốt xuất huyết tại nhà
- Tuân thủ y lệnh
Khi bạn nghi ngờ mình mắc sốt xuất huyết thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để gần nhất và khi đã được bác sĩ chẩn đoán là bị SXH thì cần tuân theo sự tư vấn của Bác sĩ. Người bị SXH cấp 1 sẽ được tư vấn điều trị tại nhà và được hẹn ngày khám lại.
Việc làm đầu tiên mà bệnh nhân cần thực hiện chính là việc sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Trước và sau khi sử dụng thuốc, cứ cách khoảng 5 giờ thì cặp nhiệt độ cho bệnh nhân và kiểm soát tốt tình trạng sốt của bệnh nhân sốt xuất huyết.
Theo tin tức y tế mới nhất, khi bị sốt do SXH, Bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng Acetaminophen hoặc Paracetamol để hạ sốt. Trong mỗi sản phẩm thuốc đều có ghi rõ liều dụng và cách dùng, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để dùng thuốc cho đúng. Đối với thuốc hạ sốt, bệnh nhân sử dụng từ 4 - 6 giờ mới được dùng thuốc một lần. Tốt nhất, bệnh nhân đến gặp các Bác sĩ chuyên khoa và không được thấy sốt thì tự ý mua thuốc hạ sốt, vì một số thuốc có tác dụng gây ảnh hưởng đến dạ dày.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần được bổ sung đủ lượng nước cần thiết
- Lau mát cho bệnh nhân
Theo các chuyên gia đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, đối với SXH, người bệnh có thể sốt lên đến 39-40 độ C. song song với việc sử dụng thuốc hạ sốt của Bác sĩ chuyên khoa, bệnh nhân cũng cần thường xuyên lau mát chi bệnh nhân để giảm nhiệt độ.
Ngoài ra, nên để bệnh nhân nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mặc quá nhiều quần áo để hỗ trợ cho việc chườm mát và hạ sốt. Đây cũng là điều lưu ý vô cùng quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà cần nhớ.
- Bổ sung đủ nước cho cơ thể
SXH thường sốt cao gây mất nước vì vậy bệnh nhân sốt xuất huyết cần phải uống đủ nước. Lượng nước thích hợp cho bệnh nhi dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500 ml/ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000-2.500 ml/ngày. Có thể uống nước dừa, nước lọc, tốt nhất là uống ORS.
Qua thực tế bạn có thể nhận thấy, có một sai lầm phổ biến SXH đã tự mua thuốc điều trị tại nhà trước đó, không ít trường hợp bệnh nhân tự thêu người về nhà điều trị và chỉ đi viện khi bệnh đã tiến triển nặng nề. Để việc điều trị bệnh được hiệu quả và hạn chế những biến chứng nguy hiểm như tử vong, xuất huyết nội tạng,…người bệnh SXH không được tự ý truyền dịch tại nhà. Đặc biệt, tuyệt đối không được truyền dung dịch đạm, pha vitamin cho bệnh nhân SXH vì rất dễ dẫn tới sốc.
Bệnh nhân sốt xuất huyết cần tái khám đều đặn
- Bệnh nhân tái khám đúng hẹn
Do tình trạng quá tải bệnh viện một số bệnh nhân mắc SXH thể nhẹ đượ cho về nhà điều trị ngoại trú (không nằm viện) và yeeu cầu tái khám hàng ngày, thậm chí là tái khám nhiều lần trong ngày. Bệnh nhân cũng cần tuyệt đối tuân thủ quy trình điều trị, không được tự ý ngừng tái khám dù thấy bệnh tình không trầm trọng hoặc hết sốt. Vì nếu không theo dõi sát sao, có rất nhiều bệnh nhân sẽ trở nặng dù đã hết sốt.
Đặc biệt trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại nhà, khi thấy những dấu hiệu bất thường như: lừ đừ, li bì, bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân lạnh cần đi khám ngay không cần đợi lịch hẹn.
Một điêu nguy hiểm là, hiện nay SHX chưa có vắc xin để phòng nhiễm virus Dengue và cũng không có thuốc điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy, biện pháp phòng chống SXH chủ yếu dựa vào phòng chống muỗi A.aegypti, tức là cắt đứt con đường lây truyền của bệnh. Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã hiểu hơn và đã có thể chủ động hơn trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà.
Ngọc Mai – ytevietnam.net.vn