Tử vong vì không nhận biết được dấu hiệu sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây biến chứng nhanh nhất và có thể dẫn đến tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Ngày 29/07/2017, 01:53:51   Tác giả :     Lượt xem: 1772

Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh  qua vết đốt cho người lành. Dưới đây là những dấu hiệu sốt xuất huyết nguy hiểm mà bạn không thể bỏ qua.

Phát hiện bệnh sốt xuất huyết qua những dấu hiệu điển hình

Dấu hiệu xuất huyết niêm mạc dưới da

Dấu hiệu xuất huyết niêm mạc dưới da 

  • Dấu hiệu sốt xuất huyết đầu tiên là sốt cao, người bệnh thường sốt cao 39-40 độ đột ngột và kéo dài. Bệnh nhân bị xuất huyết dưới da lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, hay vết bầm. Tuy nhiên có thể nhầm lẫn với vết muỗi cắn vì vậy hãy thử bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng không còn là muỗi cắn và ngược lại không mất đi là xuất huyết.
  • Xuất huyết niêm mạc thường gặp với phụ nữ là kinh nguyệt không đều có thể kéo dài hơn hoặc ra sớm hơn bình thường.
  • Đối với trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt cao đôi khi có thể dẫn đến co giật.
  • Ngoài ra người bệnh còn chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng và ói hoặc đi cầu ra máu.
  • Dấu hiệu đau bụng dữ dội, đặc biệt sốc là dấu hiệu nặng nhất, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh.
  • Dấu hiệu sốc ở trẻ em gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít. Tất cả là dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết mà bạn cần biết.

Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết  nên xử lý như thế nào?

Muỗi là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết

Muỗi là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết

Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết xuất hiện, người bệnh không được chủ quan mà cần phải theo dõi diễn biến của bệnh, xử lý đúng cách và mang bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm. Sốt xuất huyết là bệnh chuyên khoa lây truyền trường hợp bệnh nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà theo những hướng dẫn sau: Khi chăm sóc tại nhà cần cho người bệnh nghỉ ngơi, tránh hoạt động nhiều khi bị sốt xuất huyết. bệnh nhân cần uống nước nhiều bổ sung chất lỏng cho cơ thể như cam, chanh, nước lọc. Ngoài ra ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu khi mắc sốt xuất huyết. Tuyệt đối không dùng Aspirin để hạ sốt cho người bệnh khi bị sốt xuất huyết, không nên cạo gió, kiêng cữ ăn uống khi bị sốt xuất huyết làm sức khoẻ yếu hơn.

Phòng bệnh cho trẻ trước dịch sốt xuất huyết tràn lan

Bố mẹ cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ giăng màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp vì khu vực này rất nhiều muỗi để tránh bị chích (đốt). Cẩn thận hơn có thể thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ bé nhà bạn mọi lúc mọi nơi.

Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ thoáng mát, không treo quần áo làm nơi cho muối trú đậu. Nên loại bỏ các vật chứa nước đọng bẩn và dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi để ngăn chặn muỗi sinh sôi nảy nở để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả nhất.

Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt xuất huyết dù nhẹ cũng nên đưa đến bệnh viện để thăm khám và theo dõi để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và gây biến chứng. Bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Nguồn: ytevietnam.net.vn