Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng sớm nhất

Bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến viêm não, tê liệt ở trẻ nhỏ nguy hại hơn nữa khi tốc  độ lây lan của bệnh ngày càng chóng mặt trong dịp hè.

Ngày 29/07/2017, 09:52:15   Tác giả :     Lượt xem: 1080

Việc nhận biết bệnh tay chân miệng và con đường lây lan của nó sẽ giúp việc phòng bệnh đạt hiệu quả tốt hơn, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Làm thế nào biết trẻ mắc bệnh chân tay miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em thường thấy là sốt nhẹ, đau họng, ho, đau bụng, nổi ban đỏ trên da, chán ăn, mệt mỏi …

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Nổi ban trên da: Khi trẻ bị chân tay miệng Trong 1-2 ngày khi phát bệnh sẽ xuất hiện có những nốt hồng ban nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bọng nước.  Những ban đỏ xuất hiện nhiều ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông nhưng không đau, không ngứa và có thể kéo dài. Những nốt ban hồng có thể gây nhầm lần với dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết nên khi có biểu hiện cần đưa đến cơ sở y tế khám và điều trị ngay.

Loét miệng: Các ban đỏ xuất hiện quanh miệng sẽ gây những vết loét thường có đường kính từ 4-8mm và ở trong miệng, vòm miệng, trên lưỡi khiến bé gặp khó khăn khi nuốt. Với những dấu hiệu bệnh chân tay miệng này nhiều cha mẹ nhầm với viêm loét miệng thông thường, vậy nên cần theo dõi sức khoẻ bé, kết hợp những kiến thức về dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng để phát hiện bệnh sớm nhất.

Con đường lây lan của dịch bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng chủ yếu lây theo đường tiêu hóa. Nguồn lây bệnh chính từ nước bọt, phỏng nước hoặc phân của người bị bệnh. Bệnh lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi họng, phỏng nước bị vỡ, tiếp xúc với đồ chơi, sàn nhà, bàn ghế, bị nhiễm virus và khả năng lây truyền cao nhất trong tuần đầu của bệnh.

Tay chân miệng là một trong những bệnh chuyên khoa thường gặp có sức lây lan mạnh trong cộng đồng đặc biệt là trẻ em khi môi trường xung quanh sống có người nhiễm bệnh như: nhà trẻ, trường mầm non, trường học…. Do đó, khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cần được cách li và  bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, điều trị kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý, nghỉ ngơi điều độ để trẻ mau khỏi bệnh.

Bệnh chân tay miệng có gây nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng xuất hiện mẩn đỏ

Bệnh chân tay miệng xuất hiện mẩn đỏ

Bệnh chân tay miệng thường không phát triển những biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường nhẹ và hầu hết tất cả người mắc bệnh hồi phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh vẫn có thể bị biến chứng sang viêm màng não virus do sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng và cần phải nhập viện trong một vài ngày. Biến chứng hiếm gặp khác khi mắc bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến bại liệt, tê liệt hoặc viêm não có thể gây tử vong, chính vì vậy dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng sẽ giúp chúng ta kịp thời xư lý, điều trị bệnh hiệu quả.

Việc nhiễm bệnh chân tay miệng không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt phụ nữ mắc bệnh trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai. Tất cả mọi người cần tránh tiếp xúc với mầm bệnh và rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn để chủ động phòng tránh bệnh tốt nhất.

Nguồn: ytevietnam.net.vn