Bà bầu huyết áp thấp có nên uống nước dừa không?

Không phủ nhận thành phần dinh dưỡng của nước dừa với sức khỏe con người, tuy nhiên với nhưng bà bầu tiền sử bệnh huyết áp thấp thì nước dừa sẽ phản lại tác dụng.

Ngày 23/09/2017, 02:49:43   Tác giả :     Lượt xem: 881

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nước dừa có tính hàn âm, có tác dụng hạ huyết áp, do đó nếu thai phụ có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp thì không nên sử dụng nước dừa trong thai kì.

             Bà bầu mắc bệnh huyết áp thấp không nên uống nước dừa

Bà bầu mắc bệnh huyết áp thấp không nên uống nước dừa

Bà bầu huyết áp thấp có nên uống nước dừa?

Bà bầu huyết áp thấp có nên uống nước dừa” là câu hỏi được gửi về cho chương trình Hỏi đáp Sức khỏe bà bầu tuần này. Để giải đáp câu hỏi này, TS Nông Thị Tiến – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hồi đáp: Nước dừa, nhất là dừa xiêm thuộc âm có tính giải nhiệt, làm mát, và hạ huyết áp hiệu quả. Chính vì vậy, những người bị bệnh huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng nước dừa, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Theo Đông y, độ ẩm, chất làm mát ngấm vào người sẽ  gây hại tỳ vị, đầy bụng, khó tiêu, người ớn lạnh, có hại cho đường tiêu hóa và lá lách, đặc biệt với người có huyết áp thấp. Do đó khi bà bầu có tiền sử mắc bệnh huyết áp sử dụng nước dừa sẽ dễ dẫn đến tình trạng xảy thai, thai nhi dị tật rất nguy hiểm.

Bà bầu có được uống nước dừa?

Tuy bà bầu có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp không thể uống nước dừa nhưng với bà bầu có chỉ số huyết áp bình thường nước dừa lại có công dụng lớn. Ngòai công dụng bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, nước dừa còn làm thực phẩm chế biến nấu ăn hàng ngày rất thơm ngon và bổ dưỡng như:

    Mẹ bầu có thể bổ sung nước dừa bằng nhiều món ăn khác nhau

Mẹ bầu có thể bổ sung nước dừa bằng nhiều món ăn khác nhau

  • Thạch dừa: Thạch dừa làm bằng thạch hoàn toàn tự nhiên, mẹ bầu nên tự làm sẽ đảm bảo vệ sinh và có thêm một món ăn tráng miệng ngon, bổ.
  • Thạch dừa rau câu: Chế biến từ rau câu và nước dừa, những loại hoa quả hoàn toàn mát cho cơ thể của phụ nữ mang thai.

Ngoài cách uống nước dừa trực tiếp, bà bầu cũng có thể hấp thụ dinh dưỡng thông qua những món ăn chế biến với nước dừa: thịt kho nước dừa, bò hầm nước dừa, gà om nước dừa...đều rất tốt cho sức khỏe.

Nhưng các chuyên gia cũng khuyến cao rằng: Mẹ bầu chỉ nên uống nước dừa vào tam cá nguyệt thứ 2 trở đi của thai kì để đảm bảo sức khỏe

Bà bầu tháng cuối có nên uống nước dừa?

Bà bầu tháng cuối có được uống nước dừa? là câu hỏi nhiều mẹ bầu đang thắc mắc. Như các chuyên gia dinh dưỡng đã chia sẻ, nếu bà bầu mang thai vào tam cá nguyệt thứ nhất và có tiền sử mắc các bệnh huyết áp thấp thì không nên uống nước dừa vì có thể làm gia tăng tình trạng nghén và bệnh của thai phụ hơn

Đồng thời, nước dừa còn chứa rất nhiều đường, uống nước dừa hàng ngày có thể là nguyên nhân tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, vượt cân đặc biệt là giai đoạn đầu này của thai kỳ mẹ bầu chưa cần tăng cân nhiều…

          Mẹ bầu có thể bổ sung nước dừa bằng nhiều món ăn khác nhau

Mẹ bầu có thể bổ sung nước dừa vào tháng cuối thai kì

Tuy nhiên, việc uống nước dừa khi mang thai vào giai đoạn cuối thai kỳ lại mang lại lợi ích rất tốt cho bà bầu. Việc uống nước dừa vào cuối thai kỳ có thể giúp cải thiện tình trạng da và tóc của thai phụ một cách hiệu quả hơn bất cứ các thực phẩm nào. Đồng thời, nước dừa còn là loại thức uống bổ dưỡng cung cấp rất nhiều dưỡng chất, chất béo và các vitamin thiết yếu cho cả mẹ và bé. Nước dừa cũng giúp mẹ bầu khắc phục tốt vấn đề táo bón, đầy bụng, ợ hơi và bổ sung lượng nước ối thiếu cho thai nhi vào những ngày cuối trong bụng mẹ.

Nước dừa tuy có vai trò quan trong và tốt cho sức khỏe của mẹ bầu nhưng thai phụ cần có chế độ dinh dưỡng với nước dừa hợp lí, vì trong một số trường hợp nước dừa không những không có tác dụng mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.

Câu hỏi: “bà bầu được uống nước dừa” và khi bị “bệnh huyết áp thấp có thể uống nước dừa không” đã được các chuyên gia sức khỏe bà bầu hồi đáp, hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho tất cả mẹ bầu.

Nguồn: ytevietnam.net.vn