Bệnh đái tháo đường là bệnh thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, được đặc trưng bởi tăng glucose trong máu, ảnh hưởng lớn đến các cơ quan trong cơ thể như hệ thống tim mạch, mắt, thần kinh,...
- Bệnh tiểu đường nên kiêng những gì để tốt cho sức khỏe người bệnh
- Tìm hiểu về bệnh tiểu đường tuýp 2
- Chữa khỏi bệnh tiểu đường nhờ quả đậu bắp rẻ tiền
Bệnh tiểu đường là gì và có nguy hiểm không ?
Điều đáng lo chính là hiện nay nhiều người bỏ qua hoặc ít quan tâm đến các triệu chứng cũng như dấu hiệu biểu hiện cuart bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường). Và đặc biệt các triệu chứng thường không rõ ràng và dễ bị nhầm với các bệnh mãn tính thông thường khác.
Vì vậy, điều quan trọng chính là người mang bệnh và người không mang bệnh tiểu đường cần biết những dấu hiệu cảnh báo của bệnh để được bác sĩ thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để chấn đoán bệnh sớm hơn. Dưới đây là 10 dấu hiệu biểu hiện chính cảnh báo bệnh tiểu đường mà mọi người cần phải biết.
1. Biểu hiện đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu bệnh tiểu đường những cũng có thể do nhiễm trùng đường tiểu hoặc do uống quá nhiều nước. Tuy nhiên, nếu mọi người không tìm ra được nguyên nhân gây ra đi tiểu nhiều và đi tiểu nhiều hơn bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Điều này đồng nghĩa với việc thận của bạn đang phải làm việc quá công suất để thải lượng đường dư thừa trong người.
2. Luôn có dấu hiệu, cảm giác khát
Triệu chứng này có liên quan với đi tiểu nhiều lần. Do đi tiểu thường xuyên, cơ thể trở nên mất nước, làm cho bạn cảm thấy rất khát nước.
Cảm giác khát nước tăng chính là dấu hiệu bệnh tiểu đường
3. Đói cồn cào
Do lượng insulin trong máu không ổn định, điều này làm các tế bào cơ thể không có đủ năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Cơ thể sẽ phản ứng bằng cách thu thập thêm các nguồn năng lượng, dẫn đến những cơn đói cồn cào, khó chịu.
4. Biểu hiện khô miệng
Khô miệng gây cảm giác khó chịu và một trong các dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề. Đây không chỉ là dấu hiệu mất nước thông thường, mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2. Những thay đổi về da tạo thuận lợi cho vi khuẩn và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và răng miệng.
Mệt mỏi là dấu hiệu rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường
5. Xuất hiện biểu hiện mệt mỏi
Mệt mỏi quá mức hoặc mãn tính là dấu hiệu rất nguy hiểm của bệnh tiểu đường và nhiều bệnh khác không được bỏ qua dù trong tình huống nào. Ở bệnh nhân đái tháo đường, tế bào cơ thể gặp khó khăn khi hấp thụ glucose dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng trong cơ thể, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó chịu, mệt mỏi càng tăng khi phải đi tiểu đêm nhiều lần gây mất ngủ, giấc ngủ bị làm phiền.
6. Biểu hiện nguy hiểm của bệnh đái tháo đường ở Mắt
Mắt là một trong những bộ phận rất quan trọng trong cơ thể bị tác động nhiều nhất bởi bệnh đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao đã ảnh hưởng đến mắt và cá cơ quan xung quanh mắt. Điều này gây nên nhìn mờ, đặc biệt khi không kiểm soát được bệnh gây giảm thị lực hoàn toàn có thể gây mù lòa nếu không điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến mắt
7. Nhiễm trùng
Môi trường có lượng đường máu cao là điệu kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus, nấm phát triển. Thông thường sẽ gặp một số bệnh và biểu hiện sau: Nhiễm nấm âm đạo Candida, nhiễm nấm ở da, nhiễm trùng đường tiết niệu là những dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân đái đường
8. Cảm giác tê hoặc ngứa các đầu ngón chân ngón tay
Các biểu hiện này do bệnh đái đường ảnh hưởng đến các dây thần kinh trong hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra nhiều lần và thường kèm theo cảm giác đau, viêm. Nếu vấn đề không được kiểm soát đúng mức, các tổn thương thần kinh có thể là vĩnh viễn, và gây nên những rối loạn nghiêm trọng khác.
9. Giảm hoặc tăng cân không có lý do
Giảm hoặc tăng cân không rõ lý do vì không có khả năng sử dụng insulin do đái đường gây nên. Ngăn cản glucose đi vào trong tế bào, cơ thể sẽ sử dụng protein từ các cơ để bù đắp năng lượng.
Nếu không điều trị và phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm
Do cơ thể mất khả năng hấp thụ glucose và đi tiểu thường xuyên, bệnh nhân đái tháo đường (thường là đái đường type 1) dễ bị sụt cân một cách nhanh chóng. Tuy nhiên một số các trường hợp khác sẽ gây phản ứng ngược lại, tăng cảm giác thèm ăn (thức ăn, đồ uống ngọt) và gây tăng cân và dễ bị nhầm với béo phì.
10. Chậm liền sẹo
Theo Tin tức y tế thì, triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường chính là vết thương chậm liền sẹo. Vì do lượng đường cao trong máu đã làm tổn thương các tĩnh mạch, động mạch, điều này gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến các tế bào giúp làm lành vết thương.
Tóm lại, điều quan trọng và cần thiết là người mắc bệnh tiểu đường và người có nguy cơ mắc bệnh nên có chế độ ăn, lối sống lành mạnh, đặc biệt là bệnh đái tháo đường type 2. Thêm vào đó, tránh thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tránh nhàn rỗi ngồi quá nhiều giờ một chỗ, tránh dùng những chất béo bão hòa, chất ngọt và thực phẩm chế biến sẵn đồ hộp,… để có cuộc sống vui khỏe mỗi ngày phòng chống được bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn