- Phương pháp xịt họng cho trẻ sơ sinh và những điều bậc phụ huynh cần lưu ý
- Hướng dẫn sử dụng thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả cho trẻ 2 tuổi
1. Trẻ bao nhiêu tuổi cho uống thuốc tẩy giun
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:
Nhiễm giun sán là một bệnh lý phổ biến, chủ yếu lây qua đất, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Khi trứng giun có trong phân người, chúng có thể làm ô nhiễm đất, đặc biệt ở những khu vực vệ sinh kém. Thói quen đi chân đất, chơi đùa ngoài trời hoặc ăn thực phẩm sống, tái là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm giun sán. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, tạo điều kiện cho giun sán sinh sôi.
Một câu hỏi mà nhiều phụ huynh thường thắc mắc là "Trẻ bao nhiêu tuổi thì cho uống thuốc tẩy giun?" Theo các chuyên gia, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo trẻ từ 12 tháng tuổi có thể bắt đầu uống thuốc tẩy giun hàng năm. Bộ Y tế Việt Nam cũng đồng ý với khuyến nghị này, bởi Việt Nam là khu vực có tỷ lệ nhiễm giun sán cao. Thuốc tẩy giun cho trẻ không cần đơn thuốc, nên phụ huynh có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc mà không cần khám bác sĩ.
Một số loại giun, sán có thể sống ký sinh trong đường ruột của con người
Tuy nhiên, nếu có nghi ngờ trẻ bị nhiễm giun sán hoặc có người trong gia đình đang điều trị giun sán, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ chẩn đoán và kê đơn thuốc tẩy giun phù hợp.
Các bác sĩ khuyên phụ huynh tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 12 tháng tuổi, mỗi 6 tháng một lần, nếu trẻ không có triệu chứng bất thường, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do giun sán gây ra.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ
Trên thị trường hiện có nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau, mỗi loại phù hợp với từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ nhiễm giun của trẻ. Vì vậy, trước khi cho trẻ uống thuốc tẩy giun, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn đúng loại thuốc và sử dụng đúng cách. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả cao nhất và giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ.
Về thời gian sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và cách thức uống khác nhau tùy vào loại giun mà trẻ mắc phải. Thông thường, thuốc tẩy giun được uống sau bữa ăn với một liều duy nhất. Cha mẹ cần tham khảo hướng dẫn sử dụng trên bao bì và hỏi bác sĩ điều trị để sử dụng thuốc đúng cách.
Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện sau khi trẻ uống thuốc tẩy giun. Dược sĩ, giảng viên tại Cao đẳng dược tphcm chia sẻ gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Chóng mặt, đau đầu.
- Rối loạn tiêu hóa.
Những tác dụng phụ này thường giảm dần trong vài ngày, và trẻ sẽ cảm thấy khỏe mạnh hơn, ăn ngon miệng hơn sau khi tẩy giun. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như mẩn ngứa, phát ban hay phản ứng dị ứng, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ có biểu hiện buồn nôn sau khi uống thuốc tẩy giun.
3. Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Ngoài việc tẩy giun định kỳ, phụ huynh cũng cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở trẻ và đưa trẻ đi khám trong những trường hợp sau:
- Trẻ thường xuyên bị đau bụng, đặc biệt là vùng quanh rốn.
- Bụng có vẻ sưng hoặc cứng.
- Rối loạn tiêu hóa, phân không đều, có lúc lỏng, có lúc rắn.
- Trẻ ăn uống kém, dễ bị sụt cân và thiếu dinh dưỡng.
- Trẻ có dấu hiệu thiếu máu, da xanh xao, mệt mỏi thường xuyên.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc ngủ, hay quấy khóc.
- Trẻ ngứa hậu môn vào ban đêm.
- Sức đề kháng của trẻ yếu, dễ mắc bệnh.
- Trẻ thiếu linh hoạt, mệt mỏi.
- Các bé gái bị nhiễm giun sán có thể bị ngứa và đỏ quanh vùng âm đạo.
Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào như trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe. Việc xác định xem có phải do nhiễm giun sán hay không rất quan trọng. Nếu đúng là nhiễm giun sán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng do giun di chuyển vào các cơ quan nội tạng, gây khó khăn trong điều trị và có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng, quấy khóc, mẹ nên đưa trẻ đi khám
4. Cách phòng ngừa giun sán cho trẻ
Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm giun sán do thói quen như mút tay, sờ vào đồ vật xung quanh hoặc chơi trên sàn nhà. Trẻ sống ở vùng nông thôn hoặc khu vực vệ sinh kém có nguy cơ cao hơn. Nếu không điều trị kịp thời, giun sán có thể gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để bảo vệ trẻ, cha mẹ cần lưu ý các biện pháp sau:
- Tẩy giun định kỳ cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh cá nhân: Dạy trẻ rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Cắt móng tay cho trẻ, không để trẻ đi vệ sinh bừa bãi.
- Chăm sóc đúng cách: Rửa tay sạch và đeo găng tay khi chăm sóc trẻ hoặc chuẩn bị đồ ăn.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm: Cho trẻ ăn đồ đã nấu chín, uống nước đun sôi, rửa trái cây bằng nước muối và gọt vỏ trước khi cho trẻ ăn.
- Vệ sinh đồ chơi: Thường xuyên làm sạch đồ chơi của trẻ để giảm nguy cơ nhiễm giun sán. Giặt quần áo và chăn màn cho trẻ, phơi dưới ánh nắng mặt trời. Giữ khu vực chơi của trẻ sạch sẽ.
- Ở vùng nông thôn: Hạn chế cho trẻ chơi gần khu vực canh tác, xử lý phân đúng cách và xa nơi ở, giếng nước.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về độ tuổi phù hợp để tẩy giun cho trẻ và các biện pháp phòng ngừa giun sán hiệu quả.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn