Trào ngược dạ dày: Ăn sáng món gì, nên tránh món nào?

Trào ngược dạ dày là bệnh phổ biến, thường gặp ở người làm việc và học tập cường độ cao với chế độ ăn uống không hợp lý. Người bệnh cần duy trì chế độ ăn khoa học, không bỏ bữa và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Vậy nên ăn gì và tránh gì?

Ngày 18/10/2024, 03:38:43   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 65

Người bị trào ngược dạ dày xuất hiện triệu chứng ợ chua, ợ nóng khó chịu

Chuyên gia, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ bao gồm:

1. Dấu hiệu thường gặp của trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản do suy giảm chức năng co thắt của thực quản dưới. Đây là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

- Các dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua, hoặc ho trớ.
  • Cảm giác nóng rát ở giữa ngực và họng.
  • Thường xuyên buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Hơi thở có mùi và vị đắng trong miệng do dịch mật.
  • Đau âm ỉ ở vùng thượng vị dưới xương sườn.
  • Tiết nước bọt nhiều.
  • Đau họng và ho khan, dễ nhầm lẫn với viêm họng.
  • Khó tiêu, chán ăn hoặc không ngon miệng.

2. Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Trào ngược dạ dày và các vấn đề liên quan yêu cầu một chế độ ăn uống hợp lý để giảm áp lực lên dạ dày và tránh kích thích trong quá trình điều trị. Một câu hỏi phổ biến của bệnh nhân là: "Trào ngược dạ dày nên ăn sáng gì?" Dưới đây là một số gợi ý:

2.1. Yến mạch

Yến mạch là thực phẩm giàu chất xơ và dinh dưỡng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và tạo cảm giác no lâu. Yến mạch hỗ trợ co bóp dạ dày và tiêu hóa mà không chứa nhiều gia vị hay chất kích thích. Các món cháo yến mạch hoặc yến mạch kết hợp với sữa chua, sữa tươi là lựa chọn tuyệt vời cho người bị trào ngược dạ dày. Ngoài ra, yến mạch cũng có lợi cho người mắc tiểu đường, cao huyết áp, cholesterol cao và những người đang giảm cân.

Yến mạch giàu chất xơ, dinh dưỡng, dễ hấp thu

2.2. Bánh mì

Bánh mì là một lựa chọn lý tưởng cho bữa sáng của người bị trào ngược dạ dày. Với hàm lượng tinh bột cao, bánh mì có khả năng hấp thụ axit dạ dày khi đi qua thực quản. Nó cung cấp đủ năng lượng và dễ dàng kết hợp với nhiều món như mứt, sữa tươi, hoặc trứng, phù hợp với khẩu vị của nhiều người.

2.3. Sữa

Sữa tươi giàu đạm, canxi, vitamin và khoáng chất, không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày. Khi vào dạ dày, sữa giúp trung hòa dịch vị thừa và làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng sữa:

Nên uống sữa sau bữa sáng ít nhất 30-60 phút và không uống khi bụng đói.

Uống sữa ấm để thư giãn cơ dạ dày, giúp giảm triệu chứng đau do co thắt.

Cần thận trọng với những người có tiền sử dị ứng sữa.

2.4. Sữa chua

Nhiều người nghĩ rằng sữa chua lên men có thể gây hại cho người bị trào ngược dạ dày. Thực tế, sữa chua là thực phẩm tốt giúp cải thiện hệ tiêu hóa và làm lành niêm mạc dạ dày tổn thương. Sữa chua giúp giảm đau và tăng cường lợi khuẩn, bảo vệ hệ tiêu hóa. Người bệnh có thể ăn trực tiếp sữa chua hoặc kết hợp với ngũ cốc, yến mạch, trái cây tươi trong bữa sáng để đảm bảo đủ năng lượng cho ngày mới.

2.5. Các loại ngũ cốc

Ngoài yến mạch, các loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành, đậu phộng, và hạt diêm mạch đều giàu chất xơ, cung cấp năng lượng và hỗ trợ hệ tiêu hóa. Các axit amin trong ngũ cốc cũng giúp phục hồi và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả.

Bên cạnh đó, các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân và mắc ca chứa nhiều chất béo có lợi như omega-3 và omega-6, rất nên được bổ sung vào chế độ ăn.

Sữa chua giúp hồi phục và bảo vệ niêm mạc dạ dày

2.6. Trái cây ít axit

Xu hướng kết hợp yến mạch, sữa chua và trái cây cho bữa sáng tiện lợi ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày nên chọn trái cây ít hoặc không chứa axit để hạn chế dư thừa axit trong dạ dày, tránh tổn thương nghiêm trọng.

Các lựa chọn an toàn bao gồm: táo, chuối, lê, và dưa hấu, đều cung cấp dinh dưỡng và năng lượng tốt cho dạ dày. Nên hạn chế các loại quả có vị chua như cam, quýt, bưởi, cóc, và dứa.

2.7. Trứng

Bữa sáng với trứng không chỉ bổ sung năng lượng mà còn cung cấp protein hỗ trợ tiêu hóa cho người bị trào ngược dạ dày. Bạn có thể kết hợp trứng với bánh mì hoặc chế biến thành các món như trứng chiên, trứng luộc, hoặc trứng hấp. Mỗi tuần, nên dùng khoảng 2-3 quả trứng và hạn chế lòng đỏ để tránh tình trạng khó tiêu.

3. Các loại thực phẩm cần tránh để bảo vệ dạ dày

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng lưu ý:

Các món chiên xào hoặc chứa nhiều dầu mỡ.

Thức ăn nhiều gia vị cay và nóng có thể gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Nước ngọt và nước có ga.

Chất kích thích như bia, rượu, và các đồ uống có cồn khác.

Thức ăn đóng gói và chế biến sẵn như thịt hộp, thịt nguội, thịt xông khói, và lạp xưởng.

Đồ ăn vặt chứa nhiều đường như bánh, kẹo, và chocolate, có thể làm tăng dịch axit dạ dày.

Thức ăn có độ cứng cao dễ gây khó tiêu.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn