Nên hay không nên uống thuốc với nước trái cây?

Bạn có biết rằng đồ ăn, thức uống có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc nhưng nhiều người lại có thói quen uống thuốc với nước ép trái cây để bớt sợ thuốc.

Ngày 22/05/2017, 09:11:00   Tác giả :     Lượt xem: 4711

Chủ đề nên hay không nên uống thuốc với nước trái cây đã được các bạn học Cao đẳng Y dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur đã bàn luận sôi nổi trong lớp học. Và cuối cùng chuyên gia đã chỉ ra rằng:

Việc uống nước trái cây hoặc ăn trái cây sau khi uống thuốc có thể làm mất dư vị khó chịu của thuốc. Nhưng khoa học đã chứng minh nhiều loại nước trái cây có thể gây hại khi uống chung với thuốc.

Trái cam, quýt, chanh

Đây là những loại quả có chứa rất nhiều vitamin C, A, khoáng chất để tốt cho sự phát triển của cơ thể, tăng hệ miễn dịch tốt cho da nên không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Nhưng chúng không thích hợp với người mắc bệnh dạ dày, ợ chua đeo bám. Bởi trong trái cây có múi nhiều axit không được kết hợp với thuốc chống axit chứa nhôm.

Nước cam ép, nước chanh không thể dùng chung với nhiều loại thuốc

Nước cam ép, nước chanh không thể dùng chung với nhiều loại thuốc

Khi uống  nước ép từ các loại trái cây này và thuốc kháng viêm không sieroid (ibuprofen, diclofenac...), trị dạ dày sẽ khiến bệnh nặng hơn, tăng axit trong dạ dày.

Nước cam, chanh không được dùng chung với loại thuốc kháng sinh như: ampicillin, erythromycin, lincomycin... Vì chúng sẽ kém bền vững trong môi trường axit.

Kết hợp nước ép cam với dextromethorphan chữa ho, sẽ gây phản ứng phụ khiến bạn bị ảo giác buồn ngủ.

Nên hay không nên uống thuốc với chuối

Chuối có hàm lượng kali cao không dùng chung với thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali (spironolacton, triamteren, amilorid...). Nếu dùng chung sẽ làm gia tăng tích lũy kali trong cơ thể, gây biến chứng tim mạch.

Nước ép táo

Tuyệt đối không uống nước ép táo khi dùng chung với thuốc kháng histamin là fexofenadine giảm triệu chứng dị ứng. Loại quả trên sẽ ức chế peptide  để đưa thuốc từ ruột vào máu, giảm hiệu quả của thuốc.

Nước ép quả bưởi

Nước ép bưởi ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc khi uống vào cơ thể. Nước ép bưởi sẽ làm tăng sự hấp thụ của thuốc vào máu, có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Tuyệt đối không uống nước ép bưởi với thuốc sau:

Nước ép bưởi cũng sẽ làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc

Nước ép bưởi cũng sẽ làm giảm tác dụng của nhiều loại thuốc

Nhóm thuốc hạ cholesterol trong máu: Khi uống những loại thuốc giảm cholesterol thì đừng nên ăn bưởi, nó sẽ khiến thuốc đọng lại trong cơ thể, ít tác dụng, gây tổn thương gan, suy nhược cơ bắp.

Nước ép bưởi khi dùng chung với simvastatine hoặc atorvastatine sẽ làm tăng sự hấp thụ của thuốc lên 15 lần, gây tác dụng phụ nghiêm trọng ở cơ.

Những loại thuốc an thần, thuốc ngủ dùng chung với nước ép bưởi sẽ bị chóng mặt.

Lưu ý rằng khi uống nước ép bưởi 2h trước hoặc sau uống thuốc vẫn có thể gây hại. Nên tốt nhất uống thuốc thì không nên dùng nước ép bưởi.

Các rau củ giàu vitamin K

Những loại rau củ quả giàu vitamin K như bắp cải xanh, rau màu xanh đậm, trái bơ, rau diếp,... nếu uống cùng thuốc chống đông  (phenylindadion, clophenindion, coumetarol...).  Sẽ có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc bởi tăng nguy cơ huyết khối (tạo cục máu đông trong lòng mạch).

Lời khuyên cho bạn khi dùng thuốc

Vừa rồi các chuyên gia đã giải thích nên hay không nên uống thuốc với nước trái cây. Bạn cần nắm rõ để bảo vệ sức khỏe.

Để tăng hiệu quả khi dùng thuốc thì cần dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh.

Uống bằng nước lọc sẽ đẩy nhanh thuốc từ miệng xuống dạ dày, tan rã hòa tan thuốc nhanh, rồi trôi xuống ruột là vị trí dược chất hấp thụ vào máu nhiều, hiệu quả chữa bệnh cao.

Không dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi nước suối) để uống thuốc, trong chất khoáng có chứa canxi, natri... có thể tương kỵ gây hại thuốc.

Một số loại nước khác không nên dùng với: sữa, nước hoa quả, trà, côca, cà phê, rượu... ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và có thể gây hại cho sức khỏe, phản tác dụng.

Nguồn: ytevietnam.net.vn