Theo những tin tức y tế mới nhất, thời tiết chuyển lạnh đột ngột ở miền Bắc đã khiến không ít người ngã bệnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Ở nhiều các bệnh viện, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh đột quỵ, viêm đường hô hấp,…tăng một cách nhanh chóng.
- Bệnh Parkinson nên ăn và kiêng những thực phẩm nào?
- Bệnh tiểu đường có lây không thưa bác sĩ ?
- Các thực phẩm lý tưởng cho người mắc bệnh tuyến giáp
Tránh tai biến đột quỵ do thời tiết chuyển lạnh như thế nào?
Số lượng bệnh nhân mắc Đột quỵ tăng lên nhanh chóng
Theo thống kê từ Khoa Cấp cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày Khoa tiếp nhận khoảng 10 - 20 bệnh nhân đột quỵ, tăng khoảng 5-10% so với thời điểm nay năm ngoái. Nguyên nhân chính gây nên nên tình trạng này được Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pastuer lý giải như sau: Khi thời tiết lạnh, khiến cho các mạch máu bị co lại, làm cho huyết áp tăng cao.
Huyết áp tăng ở những người có huyết áp nền bình thường thì hầu như không đáng ngại, tuy nhiên huyết áp tăng trên nền một bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp thì vô cùng nguy hiểm, nó khiến cho nguy cơ bị tai biến mạch máu não của bệnh nhân tăng lên đáng kể. Đặc biệt, thời tiết lạnh làm co mạch, máu dễ bị đông hơn có thể gây tắc nghẽn, khối máu đông di chuyển đến mạch máu não gây tắc nghẽn mạch máu não. Một nguyên nhân khác, là do môi trường lạnh, người dân dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng và điều này là cơ hội cho những người có bệnh nền trước đó dễ bị đột quỵ hơn..
Số lượng bệnh nhân mắc Đột quỵ tăng lên nhanh chóng
Bác sĩ Trường Pasteur hướng dẫn cách phòng tránh đột quỵ khi trời lạnh
Cấp cứu bệnh nhân Đột quỵ trong 6 giờ đầu là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp bệnh nhân hạn chế những biến chứng cũng như các tổn thương não mà bệnh mang đến cho người bệnh, nhưng rất nhiều người chưa biết cách sơ cấp cứu bệnh nhân đột quỵ như thế nào cho đúng. Để giúp bạn đọc biết cách cấp cứu bệnh nhân khi đột quỵ, Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ tại nhà:
Việc đầu tiên bạn cần thực hiện trong chu trình cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chính là nhanh chóng gọi cấp cứu 115 để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có thể điều trị chuyên sâu về đột quỵ trong vòng 6 tiếng đầu để việc điều trị được hiệu quả. Trong quá trình cấp cứu bệnh nhân, tuyệt đối không cho bệnh nhân sử dụng bất cứ một loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng các phương pháp dân gian truyền miệng chưa được kiểm nghiệm.
Nên đặt bệnh nhân nằm nghiêng, gối cao đầu, nới lỏng quần áo vùng cổ, nếu có răng giả thì phải lấy ra để tránh bệnh nhân hít phải chất nôn. Một điều cần lưu ý là tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ một loại thức ăn hay thuốc gì tránh bị sặc, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh do bệnh nhân có thể bị rối loạn phản xạ nuốt.
Người cao tuổi cần chú ý giữ ấm cơ thể
Cách phòng chống đột quỵ khi trời lạnh
Để phòng ngừa đột quỵ do thời tiết lạnh, Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung khuyến cáo, người già, người có tiền sử mắc bệnh huyết áp cao hay các bệnh lý về tim mạch khác cần chú ý giữ ấm cơ thể, ngủ trong phòng kín gió; tránh để nhiễm lạnh đột ngột khi ra khỏi chăn ấm, đi ra ngoài; nên lưu ý những thời điểm “đen” khiến cơn đột quỵ dễ xảy ra như rạng sáng, nửa đêm.
Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp hay mỡ máu nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tăng nặng như: stress, béo phì, đường huyết tăng cao quá mức,… Đặc biệt, tránh lạm dụng rượu bia bởi nếu uống nhiều trong thời tiết giá lạnh khiến chất cồn lưu lại trong máu lâu do khả năng bài tiết qua đường mồ hôi giảm khiến huyết áp tăng cao, dễ dẫn tới đột quỵ.
Hy vọng với những thông tin mà các giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp, bạn đọc đã có thêm thông tin về cách sơ cứu cũng như cách phòng bệnh đột quỵ khi thời tiết chuyển lạnh như hiện nay.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn