Bệnh Parkinson nên ăn và kiêng những thực phẩm nào?

Bệnh Parkinson làm giảm khả năng của hệ thần kinh gây chứng run tay chân. Vì vậy người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để khắc phục những biến chứng mà bệnh Parkinson gây ra

Ngày 13/12/2017, 06:44:21   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1363

Với hầu hết những người đang chung sống với bệnh Parkinson thì mục tiêu chính trong điều trị là kéo dài thời gian hiệu lực của thuốc, kiểm soát các triệu chứng và trở về với hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh parkinson cần ăn gì để phòng chống các biến chứng
Bệnh parkinson cần ăn gì để phòng chống các biến chứng

Họ hoàn toàn có thể làm được việc này bằng cách sử dụng thuốc đầy đủ, tập vật lý trị liệu thường xuyên, và một điều không thể thiếu là chế độ ăn uống lành mạnh. Những lưu ý sau đây về chế độ ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân Parkinson và nâng cao hiệu quả điều trị

 

Bệnh nhân Parkinson nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Theo nguồn tin tức y tế tổng hợp thì : Bản chất gốc tự do là chất sinh ra trong hầu hết các phản ứng chuyển hóa của cơ thể, nó có khả năng kích thích phản ứng viêm, stress oxy hóa, gây thoái hóa não bộ và có ái lực đặc biệt với các tế bào não sản xuất ra dopamin. Vì vậy, sự gia tăng về số lượng gốc tự do đồng nghĩa với việc sụt giảm nghiêm trọng nồng độ dopamin – nguyên nhân gây bệnh Parkinson. Chất chống oxy hóa sẽ thu dọn các gốc tự do, nhằm ngăn chặn quá trình tổn thương, thoái hóa não bộ và hầu hết các cơ quan.

Bệnh nhân Parkinson nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Bệnh nhân Parkinson nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Ngoài hệ thống chất chống oxy hóa nội sinh, bệnh nhân Parkinson cần tăng cường các chất chống oxy hóa từ thực phẩm hoặc các thảo dược thiên nhiên.

 

Bệnh nhân Parkinson nên ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Vậy những loại thực phẩm nào giàu chất chống oxy hóa? Đó là các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc, chẳng hạn như các loại rau màu xanh (rau chân vịt, súp lơ xanh), cà chua, cà rốt, đậu đỏ, quả việt quất, dâu tây, mận và táo. Một số thức uống có chứa nhiều chất chống oxy hóa là: trà (trà xanh và trà đen), rượu vang đỏ (với lượng vừa phải), nước ép tối màu như lựu, việt quất.

 

Thực phẩm giàu dopamin tốt cho bệnh nhân Parkinson

Ngoài thuốc điều trị, bệnh nhân mắc Parkinson có thể bổ sung dopamin bằng ăn các thực phẩm cung cấp nguyên liệu để tổng hợp chất này. Các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đại tương) không chỉ giàu chất xơ để hạn chế bớt tình trạng táo bón, mà chúng còn chứa protein có tên tyrosine – là nguồn dinh dưỡng cần thiết để làm tăng nồng độ dopamin cho não bộ. Một số loại hạt như lạc, hạnh nhân, quả hồ đào, hạt điều, óc chó, hạt hướng dương hoặc quả chuối cũng đã được chứng minh tác dụng làm tăng lượng dopamin trong não hiệu quả và rất tốt cho các bệnh mãn tính khác.

 

Nên bổ sung Omega-3 vào chế độ ăn của bệnh nhân Parkinson

Theo chuyên gia Y Dược Đặng Nam Anh – GV Cao đẳng DượcTrường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng: Acid béo Omega – 3 là một chất dinh dưỡng cần thiết cho hầu hết các mô trong cơ thể, đặc biệt là não. Không chỉ vậy, omega-3 còn tác động vào một trong các cơ chế gây bệnh Parkinson là chống viêm. Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân Parkinson được bổ sung acid béo omega -3 trong điều trị cải thiện được đáng kể tình trạng trầm cảm so với nhóm chứng.

Hạn chế những thực phẩm gây hại cho bệnh Parkinson
Hạn chế những thực phẩm gây hại cho bệnh Parkinson

Vì thế, bệnh nhân Parkinson nên tăng lượng chất dinh dưỡng này bằng cách ăn cá ít nhất 2 lần/ tuần hoặc bổ sung dầu cá trong trường hợp không ăn được cá. Cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ albacore; cá hồi được xem là sự lựa chọn tốt nhất vì chúng có chứa nhiều axit béo omega – 3, axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).

 

Bổ sung các chất dinh dưỡng khác giúp làm chậm quá trình bệnh Parkinson

Canxi, magie là những khoáng chất cần thiết cho sự thư giãn cơ bắp và hoạt động của hệ thống xương trong cơ thể. Một số dấu hiệu cho thấy sự thiếu hụt magie là run cơ, co thắt, yếu cơ, mất ngủ, căng thẳng, cao huyết áp, nhịp tim không đều, trầm cảm… Vì vậy, bệnh nhân Parkinson có thể bổ sung magie để cải thiện các rối loạn không thuộc về vận động.

Bệnh nhân Parkinson nên tắm nắng mỗi ngày để bổ sung Vitamin D, bởi nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có sự xuất hiện các thụ thể của vitamin này trong não, và nó giúp tăng cường hormon tăng trưởng tế bào thần kinh (brain derived neurotrophic factor, BDNF), chống viêm, giúp trẻ hóa tế bào và cải thiện tâm trạng.

 

Những thực phẩm bệnh nhân Parkinson

  • Thực phẩm giàu protein là những loại mà người bệnh không nên ăn: Protein làm giảm hấp thu thuốc điều trị bệnh Parkinson, vì vậy bệnh nhân không ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein như thịt, sữa, đặc biệt là sử dụng thuốc ngay sau khi ăn chúng. Mặc dù vậy, nguồn protein trong cá, các loại đậu lại cung cấp dưỡng chất cần thiết cho não bộ, bạn không nên loại chúng ra khỏi thực đơn hàng ngày.
  • Không nên ăn Đậu tằm: Cung cấp một lượng levodopa tự nhiên, vì vậy dễ gây quá liều ở bệnh nhân Parkinson đang điều trị bằng thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn.
  • Hạn chế ăn Đường: Có thể khiến người mắc bệnh Parkinson tăng cân và khó kiểm soát trọng lượng. Vì vậy, hãy giảm bớt nó trong chế độ ăn nếu không muốn tăng cân quá nhiều.
  • Tuyệt đối hạn chế các chất kích thích Rượu, đồ uống chứa caffeine, nước nóng: Có thể làm mất nước và gây huyết áp thấp.

Chế độ ăn uống giúp khắc phục biến chứng của bệnh Parkinson 

  • Táo bón và hạ huyết áp: Bằng cách tăng chất xơ từ rau xanh và ngũ cốc, tăng chất lỏng bằng cách uống 6-8 ly nước mỗi ngày vào chế độ ăn hằng ngày, đặc biệt là vào buổi sáng sớm để kích thích nhu động ruột.
  • Suy nhược cơ thể: Thường xảy ra ở giai đoạn muộn của Parkinson, vì vậy chế độ ăn của bệnh nhân nên ăn đầy đủ chất và chia nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Giảm đau, chuột rút về đêm: Bệnh nhân có thể sử dụng chế độ ăn thêm với mù tạt vàng với thành phần bột nghệ, uống nước tăng lực có chứa quinin. 
  • Khó nuốt: Bệnh nhân Parkinson thường có cảm giác “thực phẩm mắc kẹt” ở cổ họng khi ăn, thậm chí bị sặc và ngừng thở. Vì vậy chế độ ăn nên có dạng thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, canh, thực phẩm xay nhuyễn…; một số đồ chua, lạnh và thức uống có gas giúp tăng tiết nước bọt nên quá trình ăn uống cũng dễ dàng hơn. Trong khi ăn, bệnh nhân nên ngồi thẳng lưng, nhai kỹ hơn và ăn tốc độ chậm hơn bình thường.

 

Khi bệnh nhân Parkinson áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh như hướng dẫn phía trên, họ không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh mà còn làm tăng hiệu quả điều trị và làm giảm tác dụng phụ của thuốc Tây, từ đó cải thiện dần chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ của mình hơn những người không có chế độ ăn uống tốt.

Theo : Y Tế Việt Nam