Hỏi: Chào bác sĩ, gần đây tôi phải tiếp xúc với khá nhiều người bệnh bị tiểu đường. Hỏi thì mọi người bảo không lây đâu, cũng có người bảo lây nên cẩn thận, có đúng là như vậy không thưa bác sĩ?
Đái tháo đường không phải là một bệnh truyền nhiễm
Trả lời:
Bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm
Bác sĩ y khoa Chu Hoà Sơn – GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Đái tháo đường là một căn bệnh mãn tính thuộc nhóm rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, lipid và protid do nguyên nhân thiếu chất insulin trong cơ thể hoặc insulin không đảm bảo chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh chuyển hóa. Bệnh tiểu đường là bệnh không lây vì đây không phải là một trong nhiều bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm.
Bệnh tiểu đường không lây nhiễm, nhưng nên cẩn thận
Tuy nhiên người mang bệnh và người khỏe mạnh cũng cần lưu ý về một số bệnh do virus gây nên như: sởi, quai bị…có thể gây tổn thương đến cơ quan tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin. Trong bệnh tiểu đường, cơ thể không thể sản xuất ra đủ insulin hoặc insulin hoạt không hiệu quả, kết quả là cơ thể bị đói dù đường máu tăng rất cao và cũng chính đường máu là thủ phạm gây ra nhiều biến chứng ở người mắc tiểu đường.
Nên kiểm tra sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm bệnh tiểu đường
Cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp điều trị triệt để được bệnh tiểu đường, trừ một số người có bệnh đái tháo đường thứ phát do một số căn bệnh khác gây nên thì sau khi chữa khỏi được bệnh chính thì bệnh đái tháo đường cũng sẽ tự ổn định theo. Cũng như Tây y, thì trong Đông y Y học cổ truyền chưa có một loại thuốc nào có thể khẳng định là có thể chữa khỏi hoàn toànđược bệnh tiểu đường, mà chỉ giúp tình trạng bệnh ổn định trong một thời gian. Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học trong đó có y tế đã ngày càng có thêm nhiều loại thuốc và các phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường giúp những người bị tiểu đường có thể có cuộc sống hoàn toàn bình thường như mọi người khác.
Để điều trị thành công bệnh tiểu đường hay nói chính xác hơn là kiểm soát tốt về các chỉ số Glucose đường máu và hạn chế các biến chứng của bệnh thì cần thực hiện tốt các biện pháp đơn giản sau:
Tăng cường vận động giúp phòng tránh bệnh tiểu đường
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường hay nhất trong cuộc sống
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ no, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate. Ngoài ra cũng hạn chế ăn mặn.
- Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 20 - 40 phút/ ngày và ít nhất 3 - 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng.
- Kiểm tra glucose máu định kì, duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.
- Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có những biểu hiện bất thường và biểu hiện ra bệnh thì cần đến bác sỹ để có được lời khuyên điều trị một cách khoa học nhất.
- Không nên dùng các loại bia, rượu. Nên chỉ uống với số lượng ít, vừa phải. Nếu nghiện rượu năng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời.
- Đi khám mắt định kỳ.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
- Luôn có thái độ tích cực, lạc quan với cuộc sống
Trên đây là bài viết trả lời được câu hỏi “bệnh tiểu đường có lây không ?” của độc giả. Qua bài viết bạn đọc có thể thấy được sự nguy hiểm về bệnh tiểu đường và có cái nhìn khách quan về căn bệnh này.
Nguồn: ytevietnam.net.vn