- Những đối tượng không nên sử dụng glucosamin?
- Hiểu đúng về tiểu phẫu răng khôn và cách chăm sóc nhanh phục hồi
- Bệnh cường giáp ở nữ giới: Nguy cơ biến chứng và biện pháp phòng ngừa hiệu quả
1. Quên uống một liều thuốc huyết áp có sao không?
Quên uống một liều thuốc huyết áp không phải lúc nào cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, nó có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp của bạn và làm tăng nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim.
Nếu bạn chỉ quên uống một liều thuốc huyết áp, tốt nhất là uống ngay khi nhớ ra, nếu còn đủ thời gian trước khi đến liều tiếp theo. Nếu đã gần đến giờ dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo lịch trình bình thường, không nên uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên, vì điều này có thể gây hạ huyết áp đột ngột, dẫn đến chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Để tránh quên thuốc, bạn có thể thiết lập thói quen uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày hoặc sử dụng các công cụ nhắc nhở.
Việc uống thuốc huyết áp đều đặn giúp giảm thiểu các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
2. Các bước cần làm ngay khi quên dùng một liều thuốc huyết áp
Khi bỏ lỡ một liều thuốc huyết áp, bệnh nhân nên thực hiện như sau. Bác sĩ, giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ:
Uống ngay liều đã bỏ lỡ ngay khi nhớ ra, càng sớm càng tốt sau thời điểm quy định.
Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc như bình thường.
Tuyệt đối không dùng hai liều cùng lúc, vì việc dùng quá liều có thể dẫn đến hạ huyết áp đột ngột hoặc nhanh chóng, gây nguy hiểm. Bệnh nhân có thể gặp tình trạng chóng mặt hoặc ngất xỉu...
3. Làm sao để tránh quên uống thuốc?
Việc quên một liều thuốc đôi khi có thể không ảnh hưởng nhiều đến huyết áp, nhưng nếu quên thường xuyên, nguy cơ tăng huyết áp, đau tim hoặc đột quỵ sẽ gia tăng đáng kể.
Để hạn chế tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo sau để duy trì thói quen uống thuốc đều đặn:
Đặt chuông báo: Dùng chuông báo trên điện thoại để nhắc nhở thời điểm uống thuốc.
Tận dụng các ứng dụng nhắc lịch uống thuốc trên điện thoại thông minh.
Dán giấy nhắc ở những vị trí dễ nhìn thấy.
Đặt thuốc ở những nơi dễ nhận ra: Trên tủ đầu giường trong phòng ngủ, trên bàn ăn, quầy bếp, hoặc cạnh bàn chải đánh răng trong phòng tắm... Lưu ý, nếu gia đình có trẻ nhỏ, cần đặt thuốc ở nơi ngoài tầm với của trẻ.
Mang theo một liều thuốc dự phòng trong ví, túi xách hoặc bàn làm việc để có thể uống ngay khi nhớ ra đã quên uống thuốc huyết áp.
Đảm bảo luôn có đủ thuốc: Kiểm tra thường xuyên và bổ sung thuốc khi sắp hết để tránh quên uống do thiếu thuốc.
Nên sử dụng hộp đựng thuốc có ngăn riêng biệt dán nhãn ngày và giờ uống thuốc.
4. Mẹo để duy trì thói quen uống thuốc đều đặn
Để đảm bảo duy trì thói quen uống thuốc đúng giờ, bệnh nhân có thể thực hiện các biện pháp sau:
Hình thành thói quen uống thuốc vào một giờ cố định mỗi ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết nên uống thuốc trước, sau hoặc trong khi ăn.
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng dược tphcm chia sẻ: Có thể chọn thời gian uống thuốc dễ nhớ, phù hợp với sinh hoạt cá nhân, ví dụ: uống thuốc vào buổi sáng khi thức dậy, trước khi đi ngủ hoặc cùng với một bữa ăn nhẹ trong ngày, giúp việc nhớ uống thuốc trở nên dễ dàng hơn.
Sử dụng hộp đựng thuốc có các ngăn riêng biệt và dán nhãn ngày giờ uống thuốc.
Nếu dễ quên uống thuốc, có thể nhờ người thân giúp đỡ.
Thảo luận với bác sĩ nếu gặp các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng uống thuốc: lo âu, tác dụng phụ, không hiểu thuốc đang sử dụng, nhầm lẫn thuốc, cảm thấy thuốc không hiệu quả, hoặc gặp vấn đề như trầm cảm hay mất trí nhớ.
Bệnh nhân cần hiểu rõ về thuốc huyết áp và lý do cần uống thuốc. Cần uống thuốc trị tăng huyết áp khi huyết áp trên 140/90 mmHg, hoặc khi có tiền sử huyết áp cao, đột quỵ, các vấn đề tim mạch... Việc hiểu rõ tầm quan trọng của việc dùng thuốc huyết áp sẽ giúp người bệnh nhớ uống thuốc đúng giờ.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn