Tìm hiểu về tình trạng dị tật thai nhi hiên nay

Sinh ra đứa con khỏe mạnh là mong muốn của tất cả những người làm cha mẹ. Khi tỷ lệ dị tật thai nhi ngày càng gia tăng  thì vấn đề này là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ.

Ngày 12/08/2019, 08:24:34   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1874

Tìm hiểu về tình trạng dị tật thai nhi hiên nay
Tìm hiểu về tình trạng dị tật thai nhi hiên nay

Dị tật thai nhi là gì?

Trong quá trình mang thai vì 1 số lý do nhất định từ người mẹ tác động xấu khiến cho các nhiễm sắc thể của bào thai biến đổi gây nên các dấu khác thường ở thai nhi như: biến dạng tứ chi, chậm phát triển, bệnh tim, ... những hiện tượng đó được gọi chung là dị tật thai nhi.

Các dạng dị tật thai nhi thường gặp

  • Tật sứt môi và hở hàm ếch
  • Hội chứng Down
  • Bệnh tim bẩm sinh
  • Hội chứng khoèo bàn chân
  • Lỗ niệu đạo lệch thấp hoặc lệch cao
  • Dị tật nứt đốt sống
  • Dị tật khuyết hậu môn…

Nguyên nhân gây nên dị tật thai nhi

Nguyên nhân gây dị tật thai nhi là do người mẹ trong thời gian mang thai mắc bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, một số bệnh nguy hiểm khiến cho thai phụ có nguy cơ cao dẫn tới sảy thai, sinh non, thai chết lưu hoặc là thai dị tật. Bao gồm: Viêm thận, đái tháo đường, các bệnh do nhiễm khuẩn. Các tác nhân vi sinh vật phổ biến cũng có thể kể đến như: Rubella, viêm gan siêu vi B, HPV, Varicella zoster virus (Virus gây bệnh thủy đậu), Cytomegalovirus, giang mai, ...

Ngoài ra, trong thời gian mang thai người mẹ có thể tiếp xúc với các hóa chất cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc trẻ mang dị tật ngay từ khi sinh ra. Đó có thể là chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, các hóa chất độc hại có khả năng tiếp xúc hàng ngày như khói bụi ô nhiễm từ các nhà máy, khu công nghiệp, các chất tẩy rửa hay đơn giản là uống các thuốc điều trị bệnh trong thời kì mang thai mà không có sự tư vấn hay chỉ định của bác sĩ.

Các giải pháp giúp phát hiện dị tật thai nhi

Một số biện pháp giúp phát hiện dị tật thai nhi như sau:

Dị tật thai nhi là gì?
Dị tật thai nhi là gì?

  • Siêu âm độ mờ da gáy (thường thực hiện ở tuần thai thứ 1113);
  • Phương pháp định lượng các chất đánh dấu;
  • Phương pháp chọc ối (thường làm ở 3 thời điểm: tuổi thai 13 16 tuần, tuổi thai từ 17 - 20 tuần và sau 20 tuần);
  • Phương pháp sinh thiết gai rau;
  • Sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT.

Trong đó, NIPT được coi là phương pháp xét nghiệm hiệu quả và an toàn hiện đại nhất hiện nay.

Biện pháp góp phần giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng điều độ, đảm bảo sức khỏe tốt
  • Bổ sung đủ axit folic cho mỗi ngày: Bạn có thể bổ sung axit folic thông qua chế độ ăn uống, uống thêm sữa hay viên nang cũng là một phương pháp hữu ích.
  • Loại bỏ rượu, bia và thuốc lá
  • Khám phụ khoa định kỳ

Việc khám phụ khoa định kỳ rất quan trọng đối với các chị em phụ nữ đặc biệt với những người chuẩn bị mang thai và đang mang thai. Việc làm này giúp làm giảm nguy cơ mắc viêm nhiễm vùng kín và an toàn hơn cho sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu khi sinh nở.

  • Tìm hiểu rõ ràng về tiền sử gia đình mình và chồng để xem rằng có gen di truyền dị tật bẩm sinh hay là không. Trong trường hợp gia đình bạn có dị tật bẩm sinh, cần thông báo sớm cho bác sĩ để phòng ngừa sớm nhất. Nếu bạn mang thai ở ngoài tuổi 35, bạn cũng cần lưu ý điều này để nhằm phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra.
  • Tránh xa các tác nhân gây hại cho mẹ bầu
  • Tiêm phòng đầy đủ

Trước khi mang thai từ 3 đến 6 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng thể và tiêm phòng một số bệnh nhằm tránh nguy cơ mắc khi mang thai. Bạn cũng cần phải tham khảo thêm về cách phòng ngừa bệnh tật trong khi mang thai và biết cách tự chăm sóc mình tốt trong khi bầu bí.

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn/