Bệnh sởi rất dễ dàng lây từ người sang người thông qua đường hô hấp nên cần chú ý cách điều trị, chăm sóc và phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ. Vậy bệnh sởi là gì?
- Sốc: Bác sĩ đã thực hiện triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai!
- Bác sĩ chuyên khoa chỉ cách đối phó với ô nhiễm không khí tại Hà Nội?
- Phòng bệnh tiểu đường đơn giản theo cách sau đây
Bệnh sởi là gì
Bệnh sởi thương xảy ra theo mùa và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng bởi khả năng lây lan nhanh. Bệnh chủ yếu mắc ở các đối tượng trẻ em từ 10 – 15 tuổi và người lớn cũng có thể mắc bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh sởi
Bệnh sởi do virus sởi thuốc họ Paramyxoviridae, một loại virus có hình cầu, đường kính 120 – 250nm gây nên. Loại vi rút này sức chịu đựng yếu, dễ bị diệt bởi các loại thuốc khử trùng thông thường, sức nóng, ánh nắng mặt trời… và bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56 độ C.
Virus sởi có hai kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng vầu và kháng nguyên tan hồng cầu. Khi vi rút xâm nhập vào trong cơ thể sẽ kích thích sinh kháng thể kết hợp bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu…. để chẩn đoán bệnh.
Sau khi mọc ban kháng thể sẽ xuất hiện và tồn tại lâu dài, người bệnh sẽ có hệ miễn dịch sởi bền vững nên chỉ mắc bệnh một lần trong đời.
Trẻ em rất dễ mắc bệnh sởi
Bệnh sởi do vi rút siêu sởi thường năm ở mũi và họng của người bệnh, khi nhiệt đô,độ ẩm không khí cao sẽ tạo điều kiện cho bệnh phát triển nhanh chóng. Trẻ em từ 1-4 tuổi rất dễ gặp bởi vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi khả năng mắc bệnh thấp hơn bởi vì có hệ miễn dịch từ sữa mẹ. Thông thường mỗi người chỉ mắc bệnh sởi một lần trong đời, không chỉ vậy bệnh sởi có khả năng truyền nhiễm lây lan nhanh khi nói chuyện, tiếp xúc với người bệnh. Thông qua ho hắt hơi sổ mũi… người khác cũng vô tình lây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh sởi
Bệnh sởi có thời gian ủ bệnh từ 10-12 ngày sau khi bị vi rút sởi xâm nhập, lúc này người bệnh sẽ có những triệu chứng sau đây:
Trẻ em sẽ bị sốt, ho khan, mắt đỏ, chảy nước mũi, khó chịu với ánh sáng.
Đặc biệt sẽ có những nốt nhỏ xuất hiện ở giữa trung tâm nốt có màu xanh trắng xuất hiện và cả bên trong miệng nơi gò má, các nốt này có tên đốm Koplik.
Trên người bé sẽ có các nốt đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau, gây ngứa ngáy khó chịu.
Các dấu hiệu của bệnh sởi
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường bắt đầu với một cơn sốt nhẹ cùng với các triệu chứng ban đầu như: Chảy nước mũi, ho, đau cổ họng, mắt đỏ,dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Sau 2-3 ngày các đốm Koplik bắt đầu nổi lên ở bên trong niêm mạc, tiếp đó bệnh nhân sẽ bị sốt cao khoảng 40 độ C.
Đồng thời các mảng đốm đỏ bắt đầu nổi trên da chủ yếu là ở mặt, sau tai và đường tóc. Các vết đỏ này gây ngứa, dễ dàng lan xuống khắp toàn thân. sau một tuần các dấu hiệu bệnh sởi sẽ nhạt dần, vết nào có trước sẽ hết trước.
Đối với những trẻ em chưa tiêm phòng sởi nguy cơ mắc bệnh sẽ lên đến 90% khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bởi vì vi rút sẽ bị phát tán qua đường hô hấp do nằm ở mũi và cổ họng của người bệnh.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh sởi?
Đối tượng trẻ em từ 1-4 tuổi dễ mắc bệnh sởi nhất.
Người lớn nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa từng mắc bệnh cũng sẽ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh sởi thường xảy phát vào đông xuân khi độ ẩm không khí cao.
Tỉ lệ tử vong so với chiếm 0,02% ở các nước tiên tiến và 0,3- 0,7 % ở các nước phát triển. Đây là bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch nên bệnh nhân rất dễ mắc các bệnh khác.
Trẻ em mắc bệnh sởi từ 10-14 tuổi rất nhiều
Cơ chế gây bệnh sởi như thế nào?
Vi rút gây bệnh sau khi đã xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyệt. Lúc này,vi rút sẽ đi vào máu và ủ bệnh từ khoảng 10-12 ngày. Tiếp đó vi rút sẽ đi từ máu theo các bạch cầu đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể và gây tổn thương, các triệu chứng lâm sàng ở thời kì toàn phát. Ở bên ngoài da và niêm mạc nổi ban bắt đầu đào thải vi rút ra khỏi cơ thể . Sau khi mọc ban cơ thể sản xuất kháng thể để loại bỏ vi rú ra khỏi máu và các triệu chứng bệnh sẽ mất dần.
Cách điều trị bệnh sởi
Phương pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu là điều trị các triệu chứng bệnh kết hợp với chế độ chăm sóc kĩ càng để bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên khi trẻ hoặc người lớn mắc bệnh sởi cần được đưa đến các trung tâm, cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám và chữa bệnh. Theo tin tức y tế mới nhất bệnh nhân mắc sởi sẽ được sử dụng các loại thuốc như:
Paracetamol sẽ giúp hạ sốt thông thường đây là phương pháp vật lí.
Sử dụng thuốc an thần, thuốc long đờm, thuốc ho để điều trị các triệu chứng bệnh sởi,
Thuốc kháng histamin như Dimedron, Pipolphen. Thuốc sát trùng mũi hong bằng các dung dịch như Chloromycetin, Argyrol…Chỉ dùng kháng sinh khi trẻ dưới 2 tuổi và có nguy cơ bội nhiễm, trẻ suy dinh dưỡng.
Khi bệnh sởi xảy ra biến chứng như viêm não, sởi ác tính , viêm thanh quản thì sử dụng kháng sinh và corticoid. Đồng thời áp dụng các biện pháp hồi sức theo triệu chứng bệnh của bệnh nhân như suy hô hấp, hồi sức tim mạch… bệnh nhân cần được đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất để phục hồi sức khỏe mau chóng.
Điều trị bệnh sởi không được chủ quan
Các biến chứng của bệnh sởi
Do bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính nên nếu không được phát hiện sớm và kịp thời điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho trr như: viêm tai giữa, viêm phổi, ho, tiêu chảy, khô loét giác mạc, viêm não sau sởi… các biến chứng này thường gặp ở trẻ em bị suy dinh dưỡng.
Biến chứng đường hô hấp do sởi
Trẻ em bị biến chứng hô hấp có thể mắc bệnh viêm thanh quản do ở giai đoạn đầu mọc ban hay có các croup giả gây khó thở, co thắt thanh quản. Ở giai đoạn sau do tình trạng bội nhiễm, sốt cao, ho khan nhiều, khàn tiếng, khó thở, người tím tái.
Trẻ bị biến chứng thành viêm phế quản do bội nhiễm ở cuối thời kì mọc ban, trẻ có các dấu hiệu ho nhiều, sốt trở lại, phổi có ran, bạch cầu tăng, chụp X-quang sẽ phát hiện hình ảnh viêm phế quản.
Ngoài ra biến chứng do bệnh sởi có thể mắc các biến chứng về thần kinh như: Viêm màng não, viêm não –màng não-tủy cấp, viêm màng não chất trắng, biến chứng đường tiêu hóa, viêm loét giác mạc…
Bệnh sởi sẽ có những biến chứng vô cùng nguy hiểm và khó lường nên cần có phương pháp điều trị bệnh và xử lí kịp thời.
Phòng bệnh sởi như thế nào
Để phòng bệnh sởi tốt nhất nên thực hiện tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi sẽ có tác dụng phòng bệnh cao nhất. Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh sởi ở nước ta được giảm thiểu rất lớn nhờ thực hiện chương trình tiêm phòng vawcxin mở rộng trên cả nước.
Đối với những người tiếp xúc với nguồn bệnh (một trẻ khác bị bệnh) nên dùng gramma globulin 40mg/kg để phòng bệnh khẩn cấp.
Bị bệnh sởi nên ăn gì?
Khi bị bệnh sởi người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và mau chóng hồi phục sức khỏe. Theo tin tức y tế mới nhất cho biết mọi người nên bổ sung các thực phẩm khi bị bệnh sởi như sau:
Thực phẩm giàu đạm: có trong thịt cá, trứng, sữa, hải sản… sẽ giúp bổ sung nguồn kẽm và sắt dồi dào để bệnh nhân tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt nhất. Nếu bệnh nhân có các biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lựa chọn rau củ, quả có màu đỏ, vàng: các loại rau củ như cà chua, cà rốt, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu cùng các loại rau có màu xanh lá như rau dền, cải bó xoi, rau ngót,…sẽ cung cấp các vitamin khoáng chất quan trọng như vitamin A, C… nhằm tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, chống nhiễm trùng, đặc biệt làm lành các vùng da bị tổn thương như ở mắt, chống mù lòa.
Bệnh sởi nên kiêng gì?
Người mắc bệnh sởi nên kiêng các gia vị cay nóng như ớt,tiêu, quế,hành tây, cà ri, tỏi, rau thì là. Nên hạn chế ăn các món có chứa nhiều chất béo, đồ dầu mỡ,chiên xào, đồ nội tanng, bánh kem, socola.. Đặc biệt nên tránh các thức ăn gây dị ứng hoặc các thức ăn lạ, không hợp khẩu vị.
Cách chăm sóc bệnh nhân sởi
Theo tin tức y tế trên thế giới cho biết hiện nay chưa có phương pháp điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho bệnh sởi nên khi mắc bệnh người bệnh cần có chế độ chăm sóc bệnh tốt nhất.
Để phòng tránh các biến chứng bị bệnh sởi nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nước,và bù nước thông qua các dung dịch bù nước, điện giải. Dung dịch bù nước sẽ hạn chế tình trạng cơ thể mất nước và các yếu tố khác do bị nôn hoặc tiêu chảy.. các thuốc kháng sinh cũng được kê để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tai, đau mắt…
Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm
Đối với các trẻ em chẩn đoán bị bệnh sởi nên uống bổ sung hai liều vitamin A cách nhau 24 giờ. Các thông tin y tế mới nhất khuyến cao nên bổ sung vitamin A cho trẻ đươc chẩn đoán mắc bệnh sởi với liều lượng theo độ tuổi như sau:
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được bổ sung 50.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ.
- Trẻ từ 6-11 tháng cho uống 100.000 IU/ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
- Trẻ em trên 1 tuổi bổ sung vitamin A với liều lượng 200.000 IU ngày, dùng 2 liều cách nhau 24 giờ
- Đối với trẻ em có dấu hiệu lâm sàng thiếu vitamin A nên cho uống 2 liều đầu tiên theo độ tuổi, nếu trẻ được từ 2 đến 4 tuần sau đó cần được bổ sung thêm liều thứ 3 theo tuổi.
Việc bổ sung đầy đủ vitamin A cho trẻ sẽ giảm thiểu tỉ lệ trẻ mắc bệnh sởi cũng như như giảm tỉ lệ trẻ tử vong do bệnh sởi gây ra đến 50% số ca bệnh mắc sởi.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn