Đây là trường hợp hết sức hi hữu xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khiến dư luận hết sức quan tâm. Vợ chồng chị S. cảm thấy vô cùng bức xúc và khó hiểu rằng chị đã triệt sản nhưng tại sao vẫn có con. Sự việc hiện đang được làm rõ.
- Phòng bệnh tiểu đường đơn giản theo cách sau đây
- 3 chứng bệnh lạ khiến cô gái 27 tuổi có thể mất mạng chỉ vì một cái hắt hơi!
- Quá nhạy cảm với khói thuốc lá: Nhiều phụ nữ dễ bị ung thư phổi!
Sốc: Bác sĩ đã thực hiện triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai!
Triệt sản để tránh mang thai ngoài ý muốn sau khi sinh con thứ 3!
Trên trang tin tức y tế mới nhất đã cập nhật thông tin về trường hợp của chị N.T. S. (Hà Nội). Được biết vào tháng 2/2016, chị S. đã đến khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai để sinh mổ em bé thứ 3. Lúc này con đầu của vợ chồng chị đã 10 tuổi, sau đó sinh con thứ 2. Tuy nhiên, sau khi bị lỡ kế hoạch cháu thứ 3, mặc dù là người không quá dễ mang thai nhưng anh chị vẫn quyết định nhờ bác sĩ triệt sản cho vợ. Theo đó, chị S. đã nhờ bác sĩ D. tại Bẹnh viện tư vấn nên mổ hay triệt sản để tránh mang thai ngoài ý muốn, hạn chế tối đa trường hợp bị vỡ kế hoạch. Đánh giá theo tình trạng chị S. bị tiểu đường nên trước khi ca mổ đẻ cháu thứ 3, anh chị đã đồng ý ký vào giấy yêu cầu được triệt sản. Theo đó, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn D.S đã là người trực tiếp thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản cho chị S.
Tin y tế cũng thông tin thêm, vì tính vốn cẩn thận nên sau khi hết cữ trong hồ sơ ra viện khi thấy không ghi triệt sản thì chị S. đã gọi điện cho y tá ca mổ triệt sản trước đó hỏi về việc này đã thực hiện chưa thì cô y tá khẳng định đã thực hiện ca mổ triệt sản cho chị S. Vì thế, anh chị hoàn toàn yên tâm với phương pháp tránh thai này. Mặc dù, trên thực tế không có một phương pháp tránh thai nào có hiệu quả tuyệt đối.
Triệt sản để tránh mang thai ngoài ý muốn sau khi sinh con thứ 3!
Nữ bệnh nhân bất ngờ mang thai dù đã triệt sản tại bệnh viện?
Theo đó, sau 1 năm sinh mổ và tiến hành triệt sản, bất ngờ, kỳ kinh nguyệt của chị S. bỗng nhiên bị chậm. Bình thường tháng nào kỳ kinh của chị cũng rất đều nên chị nghĩ nhiều tuổi nên chỉ bị rối loạn kinh nguyệt chứ không hề nghĩ đến việc có thai. Tuy nhiên, khi nhận thấy một số dấu hiệu mang thai thì chị đã mua que thử về kiểm tra. Kết quả chị đã có thai được 7 tuần 3 ngày, có tim thai mới phát hiện ra.
Tuy nhiên, sau khi triệt sản rồi mà vẫn có thai nên chị S. vẫn chưa tin, vợ chồng chị đã đến phòng khám tư kiểm tra lại và bác sĩ kết luận chị đã có thai. Sự việc bác sĩ thực hiện triệt sản nhưng bệnh nhân vẫn có thai đã thu hút được sự tò mò của dư luận, nhất là chị S. Sau đó, chị đã liên hệ bác sĩ triệt sản cho mình thì được giải thích là trường hợp hy hữu chiếm 1/1000 người, chị S. Bá sĩ D. trả lời khiến chị S. cảm thấy khá bức xúc.
Theo đó, chị đã vào bệnh viện để xem lại hồ sơ của mình thì không phát hiện có việc triệt sản mà chỉ là mổ lấy thai trên vết mổ cũ, vỡ ối sớm. Sau khi gửi kết quả cho bác sĩ triệt sản D. thì không nhận được câu trả lời thỏa đáng khiến chị cảm thấy không hài lòng. Chị chia sẻ: “Tôi không cần bác sĩ phải bồi thường vì tôi nghĩ có thể do mình rơi vào trường hợp 1/1000 kia, rủi ro thì mình chịu nhưng bác sĩ phải giải thích để bệnh nhân hiểu chứ không phải phủi trách nhiệm như thế”. Hiện chị đã đình chỉ thai nghén sức khỏe kém vì chị đã bị ám ảnh.
Hiện sự việc đang được bệnh viện làm rõ và tìm ra nguyên nhân để trả lời thỏa đáng cho chị S. về trường hợp nói trên.
Trang Minh