Tầm quan trọng của xét nghiệm Cholesterol toàn phần đối với người mắc bệnh tim mạch

Cholesterol, cùng Triglyceride và phospholipid, là ba lipid chính trong hệ tuần hoàn, gắn với protein để lưu thông trong máu. Xét nghiệm Cholesterol thuộc nhóm xét nghiệm mỡ máu, giúp đo lượng chất béo và đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngày 23/03/2025, 02:52:52   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 28

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM - trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể gồm:

1. Cholesterol là gì?

Cholesterol là steroid chính trong cơ thể, thuộc nhóm lipid không tan trong máu. Để lưu thông trong máu, nó phải liên kết với protein vận chuyển, tạo thành các lipoprotein như LDL, HDL, VLDL.

Cholesterol trong cơ thể có hai nguồn chính:

- Nguồn ngoại sinh: Hấp thụ từ thực phẩm, cung cấp khoảng 50mg đến 3g mỗi ngày. Nhờ enzyme lipase và acid mật, Cholesterol được phân giải và hấp thụ. Các thực phẩm giàu Cholesterol gồm thịt, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật,…

- Nguồn nội sinh: Chủ yếu do gan (chiếm 80%) và ruột tổng hợp từ acetyl CoA.

Hình 1: Xét nghiệm Cholesterol dự báo nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần giúp đo lượng Cholesterol trong máu, dự báo nguy cơ tim mạch và đột quỵ, đóng vai trò quan trọng trong đánh giá sức khỏe.

2. Chức năng của Cholesterol trong cơ thể

- Cholesterol đóng vai trò quan trọng tại các mô:

  • Tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào.
  • Góp phần tổng hợp vitamin D.
  • Hỗ trợ sản xuất hormone sinh dục, corticoid, glucocorticoid và điều hòa chuyển hóa muối nước ở tuyến thượng thận
  • Lắng đọng trong mạch máu, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch.

- Xét nghiệm Cholesterol toàn phần giúp đánh giá rối loạn lipid máu, nguy cơ xơ vữa động mạch, chức năng gan và hỗ trợ chẩn đoán rối loạn tuyến giáp.

Hình 2: Cholesterol trong máu tạo mảng vữa xơ động mạch.

3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Cholesterol toàn phần

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch, ly tâm tách huyết tương. Trước khi xét nghiệm, cần nhịn ăn 8-12 giờ và tránh uống rượu trong 24 giờ.

Thường xét nghiệm này đi kèm với các xét nghiệm khác trong bộ mỡ máu như Triglycerid, HDL-C và LDL-C.

- Khoảng tham chiếu: 2.6 - 5.2 mmol/L

  • < 5.2 mmol/L: Bình thường, ít nguy cơ bệnh.
  • 5.1 - 6.2 mmol/L: Nguy cơ có vấn đề sức khỏe.
  • 6.2 mmol/L: Nguy cơ cao mắc xơ vữa động mạch.

- Phân loại rối loạn lipid máu:

  • Cholesterol cao, Triglycerid bình thường → Tăng Cholesterol máu đơn thuần.
  • Cholesterol và Triglycerid tăng → Tăng lipid máu hỗn hợp.
  • Triglycerid cao gấp 2-3 lần Cholesterol → Tăng Triglycerid nội sinh.

4. Nguyên nhân thay đổi nồng độ Cholesterol

Nồng độ Cholesterol trong máu có thể thay đổi do nhiều yếu tố, bao gồm thuốc, chế độ ăn uống, lối sống và bệnh lý. Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ gồm:

4.1 Yếu tố do thuốc

  • Thuốc làm tăng Cholesterol: An thần, thuốc tránh thai, corticosteroid, lithium,…
  • Thuốc làm giảm Cholesterol: Estrogen, levothyroxine, metformin,…

 

Hình 3: Chất béo trong thành mạch

4.2 Nguyên nhân làm tăng Cholesterol máu

- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu Cholesterol, chất béo bão hòa (đồ chiên, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn,…)

- Cân nặng: Người thừa cân, béo phì (BMI > 23) thường có Cholesterol cao.

- Tập luyện: Hoạt động thể chất có thể làm tăng Cholesterol.

- Giới tính và tuổi tác:

  • Dưới 50 tuổi: Nữ có Cholesterol thấp hơn nam.
  • Từ 50 tuổi trở lên: Nữ có Cholesterol cao hơn nam.

- Thói quen xấu: Hút thuốc, uống rượu bia, dùng chất kích thích làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

- Bệnh lý liên quan: Rối loạn tụy, hội chứng thận hư, tắc mật, bệnh tim mạch, tiểu đường,…

4.3 Nguyên nhân làm giảm Cholesterol máu

  • Chế độ ăn uống thiếu Cholesterol: Nên bổ sung cá hồi, cá thu, trứng, phô mai, sữa chua, socola đen,…
  • Bệnh lý: HIV/AIDS, cường giáp, bệnh gan nặng, thiếu máu tan máu, thiếu máu mạn tính.
  • Hấp thu kém: Do cắt ruột, suy dinh dưỡng.
  • Tác động tâm lý: Stress, căng thẳng kéo dài.

5. Đối tượng cần xét nghiệm Cholesterol máu

Xét nghiệm Cholesterol toàn phần giúp phát hiện nguy cơ xơ vữa động mạch và hỗ trợ đánh giá chức năng gan, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Những đối tượng nên xét nghiệm:

Mọi người: Nên kiểm tra định kỳ để theo dõi sức khỏe.

Người có thói quen không lành mạnh: Hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên.

Bệnh nhân mắc bệnh lý liên quan: Rối loạn lipid máu, bệnh gan, thận, tiểu đường, suy giảm miễn dịch.

Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn