Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ

Lá hẹ là thực phẩm quen thuộc trong bếp của người dân Việt Nam từ xưa không chỉ dùng để chế biến món ăn ngon mà còn sử dụng làm thuốc chữa bệnh rất tốt. Vậy lá hẹ có đặc điểm và công dụng như thế nào? Khi sử dụng lá hẹ có cần lưu ý điều gì hay không?

Ngày 04/07/2019, 03:22:44   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1761

Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ
Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ

Đặc điểm của lá hẹ

Lá hẹ là một trong những món ăn bài thuốc rất nổi tiếng, lá hẹ còn có tên gọi khác là khởi dương thảo, cửu thái,... có tên khoa học là Allium schoenoprasum, cùng họ với tỏi, hành lá và hành tây.

Lá hẹ thuộc loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 20 - 40 cm, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng. Lá hẹ rất dễ trồng và ít phải chăm sóc. Cây phát triển tốt quanh năm, vừa có thể làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc những khi cần thiết.

Trong lá hẹ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin A, K, vitamin nhóm B, chất xơ và các khoáng chất quan trọng như đồng, pyridoxin, sắt, niacin, mandan, thiamin, canxi, riboflavin... Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ các bộ phận chức năng trong cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra thành phần của lá hẹ chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allicin, odorin, sulfit.

Công dụng của lá hẹ

Lá hẹ là cây thuốc dược liệu phổ biến trong cuộc sống, cây có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe có thể kể đến như sau:

Công dụng của lá hẹ
Công dụng của lá hẹ là gì?

  • Hẹ rất giàu chất xơ và điều này giúp ngăn chặn bệnh ung thư đại tràng. Và giống như các loại cây cùng họ, hẹ chứa allicin, một chất chống oxy hoá quan trọng giúp ngăn ngừa ung thư vú.
  • Giúp xương chắc khỏe
  • Làm dịu dạ dày đang bị khó chịu, giảm đầy hơi và kích thích tiêu hoá.
  • Ngăn chặn những vấn đề khó chịu khi mang thai: Lá hẹ tươi chứa rất nhiều folate (acid folic là loại acid amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào). Phụ nữ mang thai tiêu thụ một lượng acid folic phù hợp sẽ ngăn chặn được đáng kể dị tật bẩm sinh về ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Ngăn ngừa đông máu
  • Giúp ngăn ngừa mụn: Sự xuất hiện của beta-carotene trong lá hẹ có tác dụng làm sáng làn da, ngăn ngừa mụn. Ăn lá hẹ thường xuyên giúp da sáng rạng rỡ.
  • Mái tóc khỏe mạnh: Lá hẹ giúp tăng cường nang tóc và làm tăng lưu lượng máu từ gốc đến ngọn tóc. Do đó, lá hẹ được dùng trong một vài sản phẩm chăm sóc tóc vì chúng ngăn ngừa rụng tóc, giúp tóc mọc nhanh và làm đen tóc.

Một số bài thuốc dân gian từ lá hẹ

  • Chữa cảm mạo, ho do lạnh: 250 g lá hẹ, 25 g gừng tươi, hấp với với một ít đường, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
  • Chữa nhức răng: Lấy một nắm lá hẹ, rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hàng ngày sử dụng từ 100 - 200 g lá hẹ để nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn; 10 ngày một liệu trình.
  • Chữa viêm loét dạ dày thể hàn, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh: Lá hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả thái vụn, giã nát, lọc lấy nước rồi đổ vào nồi cùng với khoảng 250 g sữa bò. Đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sôi, uống nóng.

Lưu ý khi sử dụng lá hẹ

Việc sử dụng lá hẹ cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng bởi những người có thể trạng âm suy, bốc hỏa sẽ không sử dụng được lá hẹ. Ngoài ra còn có một số loại thực phẩm cũng không được chế biến cùng với lá hẹ như thịt trâu, thịt bò, mật ong vì chúng dễ sản sinh ra các chất độc hại, gây nên tình trạng khó tiêu và đau bụng. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi sử dụng lá hẹ như vị thuốc chữa bệnh để hạn chế tối đa những tác dụng phụ của nó.

Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ là gì?
Tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá hẹ là gì?

Nếu ăn hẹ với một lượng lớn, rất có khả năng bạn sẽ bị đau dạ dày. Thực phẩm này chỉ an toàn khi chúng ta sử dụng với một mức độ vừa phải.

Những người có tiền sử dị ứng với các loại cây cùng họ với hẹ như hành lá, hành tây cần phải thận trọng khi sử dụng vì chúng cũng chứa allicin.

Theo Nguyễn Thảo - GV Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur