Thầy thuốc gợi ý 4 món ăn bài thuốc giải nhiệt mùa hè cực dễ làm

Để giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nắng nóng, bạn có thể thử một số món ăn bài thuốc cực dễ làm lại bổ dưỡng sau đây.

Ngày 21/05/2020, 05:36:54   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 4848

Tin tức Y tế Việt Nam xin chia sẻ một số món ăn, bài thuốc dễ làm có công dụng cấp nước, giải nhiệt cơ thể. Tùy theo cơ địa của từng cá thể và sức khỏe của từng người, tập quán và khí hậu của từng vùng mà áp dụng cho phù hợp.

Đồ uống giải nhiệt ngày hè nắng nóng

Đồ uống giải nhiệt ngày hè nắng nóng

Theo học thuyết âm dương, mùa Hạ thuộc dương khí, trời nắng nóng. Khí hậu nắng nóng thường làm cho cơ thể thiếu nước mà sinh ra nhiều chứng bệnh khác nhau.

Để giải quyết vấn đề cơ thể thiếu nước vào mùa hè, sau đây xin giới thiệu một số món ăn, đồ uống sau đây.

Trà xanh giải nhiệt mùa hè

Theo Y học cổ truyền, trà xanh còn gọi là trà diệp, hồng trà, thanh trà... trà xanh có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, vào bốn kinh tâm, phế, tỳ, vị. Trà xanh có thể dùng tươi, hoặc sấy khô để dùng dần.

Công dụng của nước trà xanh: Thanh nhiệt giáng hỏa, tiêu thực, gây hưng phấn trong khi lao động. Thầy Hữu Định, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, uống trà xanh có tác dụng trừ nhiệt ở thượng tiêu (tim và phổi) để giải nhiệt, giảm bớt khát nước, làm tỉnh táo đầu óc. Hồng trà đã sao khô có công dụng tiêu thực, giảm tích trệ, còn có tác dụng trị chứng tiêu chảy thuộc nhiệt tả, chứng kiết lỵ do thấp nhiệt.

Thanh trà dùng để giải nhiệt, hồng trà thiên về tiêu tích không nên nhầm lẫn hai thứ này. Mỗi ngày có thể dùng từ 8- 16gam dưới dạng nước hãm. Lưu ý những người tỳ vị hư hàn, mắc chứng thủy thũng, người đang uống thuốc bổ Đông y không được dùng.

Đậu xanh thanh thử nhiệt, giải độc

Theo Đông Y đậu xanh được gọi là lục đậu, vỏ đậu xanh gọi lục đậu y, có vị ngọt, tính hàn, vào kinh vị, tâm, can nấu nước uống có tác dụng thanh thử nhiệt, giải độc ở dạ dày, tim, gan vào mùa hè.

Theo thầy thuốc Y học cổ truyền, nước đậu xanh có công dụng giải độc đặc biệt là khi bị ngộ độc thuốc đông y, tây y hoặc ngộ độc thực ăn.

Cách làm nước uống để giải nhiệt từ đậu xanh: Mỗi ngày dùng 100 gam đun với 2 lít nước cho nhừ chia đều uống 3-4 lần vào buổi trưa và buổi chiều trong ngày, có thể cho thêm 50 ml mật mía có tác dụng điều hòa bồi bổ tỳ vị.

Cách làm nước uống để giải độc: ngày dùng 200gam, đun với 2 lít nước cho bệnh nhân uống liên tục, khi bệnh nhân nôn ra chất độc hoặc đại tiện ra chất độc, thì không uống nữa. Nếu người bệnh chưa nôn, hoặc chưa đại tiện cứ cho uống tiếp. Lưu ý: Không được cho mật ong vào, vị ngọt làm chất độc dễ hấp thụ vào tỳ vị. Người tỳ vị hư hàn không được dùng đậu xanh để giải độc.

Đậu xanh thanh nhiệt giải độc

Đậu xanh thanh nhiệt giải độc

Nước mía thanh nhiệt mùa hè

Trong Y học cổ truyền, mía được gọi là Cam giá, Cam chấp (nước mía), có vị ngọt, tính bình vào kinh phế, tỳ vị, tâm, can.

Theo các thầy thuốc y học cổ truyền, mía có công dụng thanh thử nhiệt vào mùa hè, nhuận táp bón, sinh tân dịch chỉ khát; điều hòa vị khí, trợ tỳ, tiêu đờm, trị ho, bồi bổ dịch vị để trị chứng dịch vị kém làm miệng khô dịch, ít nước bọt. Thời điểm uống nước mía tốt nhất là vào buổi trưa hoặc chiều lúc nắng gắt. Lưu ý lúc đang nóng thấy họng khô không được bỏ đá vào nước mía lạnh gây viêm họng cấp. Lưu ý không được uống nước mía trước khi ăn trưa, vì nước mía nhanh chóng hấp thụ vào tỳ vị gây no giả tạo. Sau khi uống nước mía không được uống rượu bia vì làm tăng nồng độ rượu dễ say.

Chú ý: Đối với người ăn uống khó tiêu, đại tiện phân lỏng không được dùng nước mía, trẻ em ăn nhiều mía dễ mắc chứng cam răng.

Bài thuốc dân gian từ mía điều trị trẻ em đại tiện ra chất lầy nhầy như mũi có dính máu, do tâm hỏa làm tổn thương tiểu tràng (trong Đông y tâm và tiểu có quan hệ biểu lý với nhau): Huyết dụ 3 lá, mơ tam thể 7-9 lá, mía đỏ 3 khẩu.

Cách làm như sau: Thái nhỏ lá mơ và huyết dụ sao vàng hạ thổ, mía đỏ nướng lên, bỏ vỏ, chẻ nhỏ. Cho vào 2 bát ăn cơm nước đun lấy một bát chia 3 lần cho trẻ uống trong ngày, uống liên tục 5 ngày trẻ hết bệnh. Bài thuốc dùng cho trẻ 2-5 tuổi.

Nguồn: Ytevietnam.net.vn tổng hợp (từ Sức khỏe đời sống).