Sau sinh mẹ có nên bịt tai bằng bông hay không?

Theo quan niệm dân gian của người Việt, sau sinh các bà mẹ để giữ ấm thường nhét bông gòn vào tai và cần kiêng cữ sau sinh rất nhiều để đảm bảo sức khỏe.

Ngày 26/10/2022, 03:28:02   Tác giả : Bích Nhuần    Lượt xem: 691

Không bịt tai quá sâu hay dùng bông quá dày sau sinh

Việc kiêng cữ, bịt tai bằng bông sau sinh bắt nguồn từ quan niệm của các cụ thời xưa. Khi đó điều kiện phòng ở, nhà cửa không được kín, để tránh có gió lùa, tiếng ồn… là những nguyên nhân gây tình trạng ù tai, đau đầu, khó chịu dễ dẫn đến cho các mẹ tâm lý căng thẳng. Vì vậy mà các mẹ mới sinh vẫn thường xuyên được nhắc nhở phải bịt bông gòn tai hoặc quàng khăn để che kín tai.

Phụ nữ sau sinh cần phải có thời gian để phục hồi lại cơ thể, do đó mà nhiều bậc phụ huynh thương nhắc nhở kiêng cữ sau sinh, trong đó có viêc nhét bông vào tai để giảm tiếp xúc với âm thanh, ít tiếp xúc với công việc hơn để có thời gian nghỉ ngơi và năng lực để phục hồi tốt nhất.

Không nên nhét bông tai kéo dài quá 100 ngày

Tuy nhiên cập nhật tại chuyên mục Mẹ bầu mẹ bỉm sữa thì theo khoa học hiện đại việc nhét bông vào tại trong thời gian dài không có khả năng bảo vệ cho bà mẹ sau sinh. Ngược lại còn có thể gây tình trạng: Bí bách, ảnh hưởng đến khả năng nghe của mẹ; tai bị bẩn, nhiễm vi khuẩn,…

Để đảm an toàn, chỉ nên thực hiện trong 1 tháng đầu tiên, không nên kéo dài quá 100 ngày. Thời gian này cũng có thể là điều chỉnh tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ điều kiện thời tiết. Với thời tiết nóng bức của mùa hè thì các mẹ có thể tùy vào tình trạng sức khỏe của mình để thực hiện việc kiêng cữ. Nếu ở trong môi trường yên tĩnh và kín gió thì không cần nhét bông vào tai để tránh làm suy giảm khả năng nghe của tai.

Không nên dùng miếng bông quá dày để nhét vào tai, không đút quá sâu để tránh tình trạng có thể làm miếng bông lọt vào trong lỗ tai.

Tập thể dục phù hợp giúp lấy lại vóc dáng lý tưởng sau sinh

Giúp mẹ phục hồi nhanh chóng sức khỏe sau sinh

1- Uống nhiều nước

Giai đoạn cho con bú mẹ, mẹ cần khoảng 2 đến 4 lít nước/ngày. Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ là: các mẹ nên uống nước ấm sẽ giúp tăng tiết sữa tốt hơn và tránh nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

2 - Vận động sau sinh nhẹ nhàng và phù hợp

Sau sinh các mẹ chưa nên vận động với cường độ nặng nhưng vẫn cần phai vận động phù hợp để:

  • Giảm tỷ lệ đau lưng, giảm stress, khắc phục tình trạng táo bón, bí tiểu, rút ngắn thời gian phục hồi sau sinh;
  • Ngăn ngừa các biến chứng sau sinh, giúp tử cung hồi co hồi tốt, giúp tống được hết sản dịch ra ngoài,…

Đối với mẹ sinh thường, sau một tháng thì có thể thực hiện vận động nhẹ nhàng. Sau hai tháng có thể tập thể dục với một số bài tập phù hợp giúp lấy lại vóc dáng lý tưởng sau sinh.

Đối với mẹ sinh mổ, sau sinh trong khoảng 6 tuần đầu các mẹ có thể tham khảo thêm những bài tập nhẹ nhàng đồng thời kết hợp với việc đi bộ để giúp da săn chắc lại. Sau khoảng 4 tháng mẹ mới được bắt đầu tập thể dục. Điều này còn nên phụ thuộc vào thể trạng cơ thể cá nhân từng mẹ cũng như độ phục hồi lại của vết mổ.

3 – Nghỉ ngơi đầy đủ

Để đảm bảo cho sức khỏe tốt, khi có thời gian rảnh rỗi, hãy nằm xuống và nghỉ ngơi, thư giãn cho cơ thể mặc dù có thể chúng ta không cảm thấy mệt mỏi. Vào buổi đêm, mẹ có thể nhờ đến sự trợ giúp từ bố hoặc người thân trong gia đình để có thể nghỉ ngơi thêm.

Giai đoạn sau sinh này mẹ cần hạn chế tất các loại đồ uống có chất gây kích thích như cà phê và một số loại trà vì có thể gây mất ngủ, lâu dài có thể gây nên tình trạng suy nhược cơ thể.

Ăn uống đa dạng giúp nhanh phục hồi sau sinh

4 - Ăn đủ bữa và bữa đa dạng

Sau sinh, cơ thể của mẹ cần phải đảm bảo cung cấp một nguồn năng lượng và dinh dưỡng rất lớn để giúp cơ thể phục hồi. Vì vậy, nên bổ sung các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như là thịt, cá, trứng, sữa… Tuyệt đối không được bỏ bữa ăn vì có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết, lâu dài gây ra viêm loét dạ dày… Có thể chia ra trong ngày ăn thành nhiều bữa nhỏ đề tăng cường dinh dưỡng (3 đến 6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).

Nên chuẩn bị cho bữa ăn với đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: Bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Sau sinh mẹ không nên quá kiêng cữ có thể gây ảnh hưởng đến cho sức khỏe.

Bác sĩ, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày để phục hồi lại lượng máu mất đi khi sinh sản bằng cách bổ sung các loại thực phẩm như: gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng, đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt…).

5 - Luôn giữ tinh thần lạc quan

Các bà mẹ sau sinh thường có tâm lý lo lắng, lo không có đủ sức khỏe để chăm con, lo không có đủ sữa hoặc con hay quấy khóc… khiến tâm lý trở nên căng thẳng, dễ dẫn đến tình trạng trầm cảm. Do đó, ngoài sự ủng hộ và chăm sóc từ người thân, giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu gặp phải vấn đề về tâm lý, các mẹ đừng nên lo sợ hoặc mặc cảm, hãy tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ và tư vấn.

Ytevietnam.net.vn