Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ là gì?

Tràng hoa quấn cổ là cách gọi dân gian của hiện tượng dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ kể cả trong quá trình chuyển dạ hoặc trong quá trình sinh.

Ngày 28/08/2019, 08:48:32   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1836

Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ là gì?
Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ là gì?

Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ

Dây rốn là một dây mềm, màu trắng, có chiều dài từ 45 -60 cm, trơn nhẵn, có ống dẫn hai đầu để đưa chất dinh dưỡng và oxy từ cơ thể mẹ bầu vào thai nhi, đồng thời cũng giúp đưa chất chuyển hoá từ thai nhi sang cơ thể mẹ để đào thải ra ngoài. Tuy nhiên vì một lý do nào đó, sự vận chuyển này bị ngăn cản, thai nhi bị thiếu nuôi dưỡng nên sẽ bị chết lưu. Với chiều dài bình thường, dây rốn đảm bảo cho thai nhi sổ ra ngoài mà không có nguy hiểm gì.

 

Chuyên gia Sản khoa Lê Ngoan (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) chia sẻ: Nếu dây rốn dài kết hợp với sự chuyển động của thai nhi trong tử cung sẽ làm cho dây rốn cuốn vào tay chân gây nghẽn mạch máu liên tục hoặc từng phần, trong đó nguy hiểm nhất là tràng hoa quấn cổ. Trong những tháng đầu của thai kỳ, thai nhi rất nhỏ so với lượng nước ối nên thai nhi rất dễ chuyển động cùng với dây rốn dài sẽ khiến dây rốn bị cuộn lại như cuộn chỉ, có những lúc thai nhi di chuyển làm dây rốn bị thắt nút. Trường hợp này khiến cho thai nhi bị ngừng cấp chất dinh dưỡng và oxy đột ngột nên rất nguy hiểm. Đến 3 tháng cuối của thai  kỳ, thai nhi có sự chuyển động liên tục để chỉnh ngôi thai, khi này dây rốn mềm, trơn nên cũng dễ bị quấn vào thai nhi.

Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ
Nguyên nhân gây tràng hoa quấn cổ

Nếu dây rốn quấn vào phần thân thì có thể tự tháo ra được, nhưng nếu thai quần vào cổ là một khe hẹp giữa đầu và vai làm dây rốn không những không tháo ra được mà còn bị quấn chặt hơn.

Nếu dây rau chỉ quấn 2-3 vòng thì thai sẽ không quay đầu xuống dưới được, ngôi thai khi này không phải ngôi thuận nên phải mổ lấy thai để tránh ngạt cho trẻ. Nếu dây rau quấn ít, thai ở ngôi  thuận, mẹ có thể sinh theo đường dưới được nhưng khó và cuộc đẻ kéo dài nên cần can thiệp bằng fooc – xép sẽ gây tai biến cho trẻ và mẹ. Nếu những tháng cuối, dây rốn bị kéo căng và siết chặt, lượng chất dinh dưỡng xuống ít sẽ gây suy thai và chết thai.

Cách phòng ngừa và xử trí khi có hiện tượng tràng hoa quấn cổ

Theo tin tức Y Dược, thực tế thì không có cách nào để ngăn ngừa tràng hoa quấn cổ vì quá trình này xảy ra trong tự cung, thai nhi chuyển động ngẫu nhiên mà tạo thành. Tuy nhiên, cũng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, nếu mẹ phải lao động, làm việc quá sức thì thai nhi sẽ hướng đầu xuống dưới nhiều hơn làm cho dây rốn dễ bị rối và quấn lại quanh thai nhi.

Cách phòng ngừa và xử trí khi có hiện tượng tràng hoa quấn cổ
Cách phòng ngừa và xử trí khi có hiện tượng tràng hoa quấn cổ

Theo Chuyên gia Lê Ngoan (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur): Khi có thai các bà bầu nên chủ động dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Một nguyên nhân nữa làm tăng nguy cơ tràng hoa quấn cổ là đa ối. Vì vậy, ngoài việc nghỉ ngơi, các bà mẹ cũng cần có chế độ ăn hợp lý, uống nước đủ chứ không uống nhiều nước. Tràng hoa quấn cổ không có triệu chứng và thực tế cũng chỉ có những nghi ngờ trên siêu âm. Nếu bị dây rốn quấn cổ trong khoảng thời gian 18 -25 tuần thì dây rốn có thể tự tháo, nhưng nếu thai lớn thì rất khó để có thể tự tháo xoắn được.

Không có biện pháp nào có thể can thiệp được hiện tượng này vì thai nhi nằm trong buồng tử cung do đó mẹ cần theo dõi thai nhi chặt chẽ. Nếu thấy thai nhi đạp yếu hoặc đạp quá nhiều thì cần đi bệnh viện để kiểm tra ngay.

Nguồn: ytevietnam.net.vn (Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur)