- Vitamin nào là lựa chọn tốt cho phụ nữ ở tuổi mãn kinh?
- Không nên bỏ qua những biểu hiện cảnh báo của ung thư vú ở phụ nữ
Nhiều người bị táo bón khi đi du lịch
1. Nguyên nhân gây táo bón khi đi du lịch
Cô Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng y Dược Pasteur cho biết: tình trạng táo bón khi đi du lịch có thể bởi nguyên nhân sau:
Thay đổi môi trường và thói quen sinh hoạt: Lịch trình di chuyển dày đặc, thường xuyên phải ngồi trên ô tô hoặc máy bay trong thời gian dài, cũng như việc sử dụng nhà vệ sinh không tiện lợi...
Chế độ ăn uống khác biệt so với thói quen tại nhà.
Thiếu nước: Việc uống nước không đủ lượng cũng là một nguyên nhân gây ra táo bón.
Triệu chứng phổ biến của táo bón khi du lịch bao gồm: ít đi ngoài hơn ba lần mỗi tuần, gặp khó khăn hoặc đau khi đi ngoài, phân trở nên khô và cứng, cảm giác phải rặn khi đi ngoài, và cảm giác chưa thoải mái sau khi đi ngoài.
2. Cách xử lý táo bón khi du lịch
2.1. Tăng cường chất xơ
Việc bổ sung chất xơ là biện pháp đầu tiên và hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa và điều trị táo bón. Chất xơ giúp kích thích quá trình tiêu hóa, giúp lưu thông chất thải ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả.
Chất xơ có thể được cung cấp từ nhiều loại thực phẩm như đậu nành, đậu ngự, rau cải, trái cây, hạt ngũ cốc chưa xay... Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại bổ sung chất xơ chứa pectin và psyllium để giúp điều trị táo bón. Những loại này giúp tăng lượng nước và khối lượng phân, từ đó làm cho quá trình đi tiêu dễ dàng hơn.
2.2. Sử dụng thuốc nhuận tràng
DS, Cô Nguyễn Hoàng Duyên giảng viên Cao đẳng Dược tại trường cho biết thêm: có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng như senokot, correctol, bisacodyl, sữa magnesia, lactulose, miralax, colace, glycerin... Các loại thuốc này có tác dụng kích thích niêm mạc ruột, giúp đẩy phân ra ngoài, làm mềm phân và giúp phân dễ dàng đi qua ruột.
Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng kê đơn cho các trường hợp táo bón mạn tính hoặc hội chứng ruột kích thích. Những loại thuốc này bao gồm: Enulose, linzess, amitiza, trulance...
Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị táo bón nào, bạn nên thảo luận với bác sĩ để tránh tương tác với các loại thuốc khác hoặc tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Bạn cũng có thể bổ sung men vi sinh hoặc ăn sữa chua. Tốt nhất là nên bổ sung men vi sinh ít nhất vài ngày trước khi đi du lịch và duy trì trong suốt thời gian du lịch.
Nên uống nhiều nước trong khi di chuyển và suốt chuyến đi
3. Phòng ngừa táo bón khi du lịch
Để tránh tình trạng táo bón khi đi du lịch, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
Thường xuyên vận động khi di chuyển: Việc duy trì hoạt động cơ thể trong quá trình di chuyển là quan trọng để tránh táo bón. Hãy thay đổi tư thế ngồi, nằm, hoặc duỗi chân thoải mái khi đi trên ô tô, tàu hỏa, hoặc máy bay.
Uống đủ nước: Hãy duy trì việc uống nước nhiều hơn so với bình thường. Cố gắng uống từng ngụm nhỏ suốt chuyến đi và thời gian nghỉ ngơi.
Giữ thói quen ăn uống và ngủ đủ giấc.
Thưởng thức đặc sản địa phương và bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như trái cây, rau cải, bột yến mạch, đậu lăng...
Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và thực phẩm chế biến sẵn, vì chúng có thể làm tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
Tăng cường hoạt động vận động bằng cách đi bộ nhiều hơn.
Tránh việc nhịn đi tiêu.
Nếu trong chuyến đi du lịch, bạn gặp tình trạng táo bón kèm theo các triệu chứng như đầy hơi, phân có máu hoặc chảy máu từ trực tràng, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng... hãy đi khám ngay để được điều trị kịp thời, vì đó có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Xem thêm tại: ytevietnam.net.vn