Phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson hiệu quả nhất

Ngoài các phương pháp chữa bệnh parkinson bằng Tây y thì ít người bệnh biết rằng trong Đông y có phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson rất hiệu quả.

Ngày 11/12/2017, 08:11:55   Tác giả : Văn Quyết    Lượt xem: 1477

Bệnh Parkinson (hay còn gọi là PD) là một loại rối loạn thoái hoá của hệ thần kinh trung ương làm suy yếu khả năng vận động, lời nói, và các chức năng khác.

Bệnh Parkinson gây ra chứng run tay chân
Bệnh Parkinson gây ra chứng run tay chân

Một vài nét cơ bản về căn bệnh parkinson

Trong y học cổ truyền gọi parkinson là Ma mộc, Tứ chi nhuyễn nhược, chấn chiến. Bệnh Parkinson xảy ra do có những tổn thương thoái hoá ở một số điểm trên não, đưa đến các vấn đề thiếu hụt chất sinh học là Dopamin.

Bệnh được mô tả đầu tiên vào năm 1817, do nhà y học James Parkinson. Từ đó căn bệnh mãn tính này được đặt theo tên gọi của Ông Parkinson.

Một số nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh parkinson

  • Do tiên thiên bất túc.
  • Vì tuổi già.
  • Do bệnh mạn tính
  • Do lao động quá sức.
  • Ảnh hưởng bởi thất tình bị tổn thương
  • Do suy dinh dưỡng.

Biểu hiện cơ bản của bệnh parkinson

  • Rối loạn dáng đi bởi bệnh: Đi chậm, đầu cúi, lưng hơi khom, cẳng tay hơi gấp, chân hơi co và không đánh tay được.
  • Khuôn mặt bất động: vẻ mặt trở nên cứng, không biểu hiện được cảm xúc trên khuôn mặt, dù mắt rất linh hoạt.
  • Run: Thường ở đầu ngón tay, trường hợp nặng có thể run cả cẳng tay và bàn tay. Đặc điểm là run xuất hiện khi nghỉ và giảm mất khi người bệnh chú ý làm việc khác, bàn tay vê vê như đếm tiền. (xem thêm châm cứu chữa bệnh run tay tại đây)
  • Tăng trương lực cơ: xuất hiện khi bệnh nhân co duỗi thụ động các khớp, cổ tay, khuỷu tay.

Phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson

Châm cứu hiện là một phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc rất hiệu quả hiện nay. Có những loại bệnh mà trong giới Tây Y đành phải chịu thua, thì châm cứu lại đem lại kết quả kì diệu hơn bao giờ hết. Trong đó có căn bệnh parkinson này.

Phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson
Phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson

Trong một số các nghiên cứu mới nhất của các nhà nghiên cứu thuộc khoa thần kinh học tại ĐH Stanford ở Stanford, California cho thấy rằng châm cứu có tác dụng chống lại sự oxy hóa trong điều trị bệnh Parkinson. Nhiều chứng cứ cho thấy căng thẳng oxy hoá góp phần vào sự tiến triển của bệnh.

Một nghiên cứu khác từ thông tin y tế cập nhật cho thấy châm cứu giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân Parkinson do hiệu quả của nó lên các vùng não đặc biệt. Châm cứu làm tăng đáp ứng của tế bào thần kinh trong các vùng não bị suy giảm bởi căn bệnh Parkinson. Nghiên cứu được thực hiện trên 12 cá thể mắc bệnh Parkinson và 12 cá thể không bị bệnh. Những người tham gia đều được chụp MRI lúc bắt đầu nghiên cứu, sau đó được điều trị bằng châm cứu. Sau khi châm cứu, họ chụp lại MRI. Kết quả là sau châm cứu, các vùng não như: nhân bèo, nhân đuôi, đồi thị và chất xám đều tăng hoạt động thần kinh trở lại. Mà những vùng não này trước đó đã bị tác động bởi căn bệnh Parkinson.

Châm cứu có tác dụng nhiều hơn với cơ thể con người

Những nghiên cứu trên cũng cho thấy châm cứu không chỉ có tác dụng cải thiện đáng kể triệu chứng khó nuốt của bệnh parkinson; giúp khôi phục tiêu hóa; mà nó có hiệu quả trong việc điều trị chứng run ở bệnh nhân parkinson. Điều này chứng tỏ rằng châm cứu chữa bệnh parkinson khá hiệu quả.

Châm cứu có tác dụng nhiều hơn với cơ thể con người
Châm cứu có tác dụng nhiều hơn với cơ thể con người

Châm cứu có tác dụng cải thiện đáng kể triệu chứng khó nuốt của bệnh parkinson. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân nhận được châm cứu phản ứng đáng kể tốt hơn, có mức độ thống nhất thực phẩm và chất lỏng tốt hơn so với những bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc thông thường mà không được châm cứu.

Châm cứu chữa bệnh parkinson giúp khôi phục tiêu hóa. Theo các nhà nghiên cứu cho hay: châm cứu làm giảm suy tiêu hóa do căng thẳng. Phát hiện này cho rằng châm cứu là một phương thức hiệu quả cho việc điều trị các chức năng rối loạn tiêu hóa (khó tiêu).

 

Nguồn: http://ytevietnam.net.vn/