Bệnh Parkinson được phát hiện ra lần đầu tiên vào năm 1817 và thường xuất hiện ở người cao tuổi từ 55 tuổi trở lên. Vậy bệnh Paskinson là bệnh gì?
- Trẻ bị bệnh tự kỷ có chữa được không?
- Cách điều trị bệnh tự kỷ như thế nào ở trẻ em?
- Những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em dễ phát hiện nhất
Bệnh Parkinson là gì?
Bệnh Parkinson được biết đến là một căn bệnh do thoái hóa thần kinh gây ra với các biểu hiện triệu chứng như cử động chậm chạp, các chi cứng đờ, run, mất thăng bằng. Vào năm 1817, Bác sĩ James Parkin son là người đầu tiên phát hiện ra căn bệnh này và lấy tên ông làm tên căn bệnh. Đã có rất nhiều người mắc bệnh này trên thế giới, hầu hết là các bệnh nhân trên 55 tuổi hoặc cũng có thể mắc bệnh ở những người trẻ tuổi.
Bệnh Parkinson là do sự mất đi các tế bào não sản xuất chất Dopamine – một chất dẫn tryền thần kinh có tác dụng hóa học truyền dẫn các tín hiệu từ các sợi thần kinh đối với một số bộ phận não bộ. Chất Dopamine sẽ giúp cho con người cử động linh hoạt hơn nhưng nếu thiếu chúng toàn bộ cơ thể sẽ cử động khó khăn và chậm chạp. Bệnh Parkinson còn được gọi là bệnh chậm vận động dựa theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Bệnh Parkinson xuất hiện nhiều ở người già
Bệnh Parkinson vốn được coi là bệnh chuyên khoa phức tạp có thể để lại nhiều hệ lụy cho con người cũng như cuộc sống nhưng vẫn có thể điều trị tốt bằng cách sử dụng thuốc đúng đắn cùng các phương pháp vật lí trị liệu. Bệnh Parkinson tuy không gây nguy hại đến tính mạng con người nhưng trên thực tế không thể điều trị dứt điểm bệnh, bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bênh trong nhiều năm trời. Bệnh Parkinson không điều trị khỏi hẳn được, nhưng các bạn có thể chung sống với bệnh trong nhiều năm.
Nguyên nhân bệnh Parkinson là gì?
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cụ thể của bệnh Parkinson do đâu? Hầu hết các chuyên gia cho rằng nguyên nhân bệnh Parkinson da sự tương tác giữa các yếu tố môi trường với tính mẫn cảm di truyền bên trong cơ theer. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra một số khiếm khuyế về gen cũng là nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson tuy nhiên phần lớn các trường hợp này chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân, không có khả năng di truyền.
Nhưng nếu một gia đình có người bị bệnh Parkinson xuất hiện ngẫu nhiên thì những người bà con trong huyết thống cũng có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao ở so với các gia đình bình thường.
Triệu chứng của bệnh Parkinson là gì?
Ở từng trường hợp bệnh nhân khác nhau sẽ có các triệu chứng bệnh Parkinson không mấy giống nhau, chung quy lại có thể nhận diện bệnh Parkinson qua các triệu chứng như sau:
Tay chân bị run liên tục: Có đến 70% bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có triệu chứng run các chi. Thậm chí ở các ngón tay, bàn tay, bàn chân, môi… cũng bị run ngay khi con người ở trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên các triệu chứng run sẽ bị mất đi khi con người hoạt động.
Khứu giác không cảm nhận được mùi vị: Ở giai đoạn đầu triệu chứng của bệnh Parkinson sẽ khiến cho khứu giác bị suy yếu mất khả năng cảm nhận mùi. Triệu chứng của bệnh Parkin son này kéo dài ít nhất 4 năm trước khi bệnh thực sự tái phát.
Chữ viết nhỏ dần đi, khít hơn: Triệu chứng bệnh Parkinson này có lẽ rất ít người để ý nhưng nếu chú trọng người bệnh sẽ nhận thấy các con chữ của mình nhỏ đi dần, chen chúc nhau, thậm chí việc cầm bút lúc này cũng trở nên khó khăn.
Triệu chứng bệnh Parkinson bị cứng cơ bắp: Cứng cơ bắp là một trong những triệu chứng bệnh Parkinson các khớp cơ bị cứng khó cử động, không co giãn được. Tay không đánh được như khi đi bộ bình thường, đôi bàn chân có cảm giác bị mắc kẹt dưới mặt đất.
Người mắc bệnh Parkinson thường khó cử động chân tay
Giấc ngủ bị rối loạn: Ngoài ra bệnh nhân mắc bệnh Parkinson có bị rối loạn giấc ngủ và có một số hành vi rối loạn trong giấc ngủ như đánh đấm, la hét, nghiến răng, thậm chí có thể tấn công gây tổn thương cho người khác trên giường.
Giọng nói thay đổi yếu ớt: Một số thay đổi về giọng nói cũng là các triệu chứng bệnh Parkinson như giọng nói bỗng nhỏ nhẹ, yếu ớt, hoặc bệnh nhân nói ngọng một cách bất thường.
Ngoài ra người bị mắc bệnh Parkinson còn có các triệu chứng như: Khuôn mặt bị đơ khó biểu lộ cảm xúc, đau cổ dai dẳng, mất khả năng thằng bằng cơ thể, táo bón, đau, lo sợ, rối loạn cảm giác, rối loạn nội tiết, hay bị chóng mặt, té ngã thường xuyên….
Theo thời gian các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ càng rõ rệt hơn nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Vậy bệnh Parkinson có chữa được không?
Bệnh Parkinson có chữa được không?
Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người bệnh bị mắc Parkinson với mong muốn chữa dứt điểm bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên cho đến nay nền y học hiện đại trên thế giới vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa dứt điểm hoàn toàn căn bệnh Parkinson. Bởi vì bản chất của bệnh là do thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh Dopamine khiến cho một loạt các tế bào thần kinh trong não bộ bị chết dần chết mòn. Hiện nay chỉ có thể thực hiện điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson và người bệnh phải chấp nhận sống chung với bệnh đến cuối đời.
Cách điều trị bệnh Parkinson ra sao?
Trên thực tế hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh Parkinson nên chỉ có thể sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinon để cải thiện tình hình bệnh cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và có thể sống chung với bệnh cả đời.
Cách điều trị bệnh Parkinson bằng cách sử dụng thuốc: Các loại thuốc điều trị triệu chứng bệnh Parkinson để có tác dụng làm tăng nồng độ cũng như tối ưu hóa việc phân phối Dopamine và ngăn ngừa các chất dẫn truyền thần kinh trong não bị phá hủy. Tuy nhiên để bổ sung Dopamine không hễ dễ bởi không thể sử dụng ở dạng trực tiếp mà cần sư dụng một loại thuốc khác để chuyến hóa thành Dopamine và làm chậm quá trình phân hủy chúng.
Bệnh nhân mắc Parkinson thường suy giảm trí nhớ cao
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê 3 loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị bệnh Parkinson bao gồm: Tiền chất của Dopamine, thuốc ức chế MAO-B, chất chủ vận Dopamine.
Thuốc bổ sung tiền chất Dopamine: Các loại thuốc bổ sung tiền chất Dopamine này sẽ giúp làm cho khả năng chuyển đổi thành Dopamine hoạt động trong não bộ tốt hơn. Loại thuốc này vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng giúp cho bệnh nhân điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên thuốc này dễ bị phân hủy trước khi có thể vào đến não bộ nên được phối hợp với 1 thuốc khác nhằm nâng cao hiệu quả tác dụng của thuốc cho bệnh nhân điều trị bệnh Parkinson như Madopar và Sinemet được dùng phổ biến. Tuy nhiên nhóm thuốc này lại có một nhược điểm lớn đó là hiệu lực điều trị bệnh giảm dần theo thời gian sau một thời gian từ 3-5 năm sử dụng và phải tăng liều lượng lên.
Chất chủ vận Dopamine: Chúng có khả năng bắt chước tác dụng của Dopamine trong não bộ và phù hợp để điều trị bệnh Parkinson cho những người còn trẻ tuổi. Dù chúng không có được tác dụng nhanh như nhóm tiền chất Dopamine nhưng có thể sử dụng một mình đơn lẻ hoặc kết hợp với thuốc dạng tiền chất dopamin để giảm liều của thuốc này. Các loại biệt dược được sử dụng phổ biến gồm Requip, Mirapex, Neupro.
Thuốc ức chế MAO-B: Các loại thuốc này có tác dụng ức chế men (một loại enzym monoamine oxidase MAO-B) chuyển hóa dopamin. Vì vậy chúng sẽ giúp kéo dài tác dụng của thuốc thuộc các nhóm tiền chất dopamin. Ngoài ra chúng có kết hợp chúng với một số thuốc nhóm tiền chất dopamin.
Bên cạnh 3 nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson chính còn có nhóm khángcholinergic nhưng ít được sử dụng. Bởi chúng có tác dụng rất khiêm tốn nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như: suy giảm trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, táo bón, khô miệng và tiểu ít.
Thực hiện phẫu thuật trong việc điều trị bệnh Parkinson: Bên cạnh việc sử sụng thuốc để điều trị bệnh Parkinson các bác sĩ còn thực hiện phẫu thuật để điều trị bệnh Parkinson bằng các đặt điện cực sâu (DBS). Tuy nhiên chỉ khi bệnh nhân mắc bệnh quá nặng mới có thể sử dụng đến phương pháp này và không thể đáp ứng với các nhóm thuốc điều trị bệnh Parkinson. Không chỉ vậy cách này cũng gây rủi ro đột quỵ cao, có thể dẫn đến xuất huyết não hay nhiễm trùng.
Các giai đoạn của bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson được chia làm 5 giai đoạn phát triển với các biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Giai đoạn 1: Các triệu chứng nhẹ khong đáng ngại
Ngay từ khi ở giai đoạn đầu bệnh Parkinson chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ như run, lắc tay cân, tư thế yếu, khuôn mặt bị đơ. Ở một số trường hợp bệnh nhân khác không tìm thấy các triệu chứng trong giai đoạn 1.
Giai đoạn 2: Bệnh biểu hiện ở cả cơ thể
Khi bệnh Parkinson biểu hiện trên khắp có thể nghĩa là bệnh đang bước vòa giai đoạn 2. Lúc này người bệnh sẽ đi lại khó khăn, mất thăng bằng, vận động cũng khó khăn hơn trước. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể có một cuộc sống bình thường, lúc này bệnh nhân bắt đầu nên sử dụng thuốc điều trị bệnh Parkinson như thuốc chủ vận Dopamine giuso kích hoạt các thụ thể dopamine làm cho các chất dẫn truyền thần kinh di chuyển và truyền tín hiệu dễ dàng hơn.
Bệnh nhân mắc Parkinson ở giai đoạn cuối cần chăm sóc y tế hoàn toàn
Giai đoạn 3: Triệu chứng bệnh Parkinson có biểu hiện rõ ràng
Lúc này bệnh nhân sẽ rất khó khăn trong việc đi lại, đứng, hoạt động cản trở cuộc sống nhưng người bệnh có thể không cần trợ giúp từ người ngoài.
Giai đoạn 4: Triệu chứng bệnh Parkinson nghiêm trọng hơn
Vào thời điểm này các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ tiến triển nặng hơn cơ bắp căng cứng, không vận động được, cơ thể suy nhược, bệnh nhân bắt đầu cần sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bệnh Parkinson giai đoạn cuối: Bệnh nhân nằm liệt giường
Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh Parkinson và trở nên nặng nhất, người bệnh không thể thực hiện được bất cứ một hoạt động nào và hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Bắt buộc phải có người chăm sóc thường xuyên túc trực bên cạnh giường bệnh.
Không chỉ mất đi khả năng vận động người mắc bệnh Parkinson còn gặp khó khăn khi giao tiếp, suy giảm trí nhớ, mất kiểm soát cơ thể vần được chăm sóc y tế chu đáo. Ở giai đoạn này dù sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào cũng không còn mang lại hiệu quả.
Bệnh Parkinson không chỉ tạo gánh nặng cho gia đình mà còn gây áp lực cho xã hội nên cần được kíp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho mọi người.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn