Tiêu chảy cấp có rất nhiều nguyên nhân trẻ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, kém ăn, sa sút… cần được điều trị kịp thời để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ em.
- Phác đồ điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất
- Phác đồ điều trị liệt 7 ngoại biên bộ y tế ban hành
- Phác đồ điều trị lậu mới nhất được ban hành
Nguyên nhân nào gây nên tình trạng tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp có biểu hiện như trẻ đi phân lỏng, tóe nước trên 3 lần một ngày và không được kéo dài quá 14 ngày.
Các nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp do virus, nhiễm trùng đường ruột… trong đó rotavirus là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ dưới 2 tuổi. Hoặc các virus như Adenovirus, Norwalkvirus… cũng gây tiêu chảy.
Bổ sung Oresol bù nước cho trẻ bị tiêu chảy
Vi khuẩn E.coli, lỵ trực tràng, tả, các vi khuẩn khác như Campylobacter Jejuni, Salmonella…. Hoặc do nhiễm trùng ruột, nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm màng não. Ngoài ra việc sử dụng thuốc, dị ứng thức ăn cũng có thể gây nên tình trạng mất nước do tiêu chảy.
Phác đồ điều trị mất nước cho trẻ bị tiêu chảy
Phác đồ A điều trị bù nước: Với các đối tượng trẻ em bị tiêu chảy chưa mất nước, cần tăng cường bổ sung nước cho trẻ như sau:
- Trẻ dưới 24 tháng cho uống Oresol khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Cung cấp Oresol khoảng 500ml mỗi ngày.
- Với trẻ từ 2-10 tuổi:
- Cho trẻ uống Oreol từ 100-200ml sau khi đi ngoài.
- Cung cấp 1000ml Oresol cho trẻ tại nhà/ngày.
- Với trẻ em 10 tuổi sẽ cho bé uống cho đến khi hết khát khoảng 2000ml/ngày.
Theo các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết Oresol là dung dịch được sử dụng để điều trị mất nước cho trẻ nhờ áp lực thẩm thấu nhanh và tốt.
Khi cho bé uống Oresol cần chú ý: Với trẻ dưới 2 tuổi uống từng thìa nhỏ, hoặc ngụm nhỏ. Nếu bị nôn cần ngưng rồi 5-10 phút sau mới uống tiếp. Cho trẻ uống từ từ để tránh bị nôn.
Phác đồ B điều trị mất nước do tiêu chảy cấp
Đối với trường hợp trẻ bị mất nước nhẹ, vừa cho trẻ uống Oresol cần dựa theo cân nặng hoặc độ tuổi và cho trẻ uống trong vòng 4 giờ đầu.
Nếu trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cần cho uống Oresol từng ngụm nhỏ khoảng 1-2 phút một thìa, với trẻ lớn uống bằng chén, cho trẻ uống chậm từng chút một để tránh bị nôn. Sau 4 giờ trẻ cần được đánh giá lại tình trạng mất nước nếu thuyên giảm sẽ chuyển sang phác đồ A hoặc trẻ nặng hơn cần chuyển phác đồ C điều trị. Nếu trẻ mất nước ở dạng vừa, nhẹ tiếp tục điều trị phác đồ B.
Phác đồ C điều trị mất nước cho trẻ
Phác đồ điều trị mất nước ở phác đồ C dành cho trẻ bị mất nước nặng. Cần được nhanh chóng truyền tĩnh mạch 100ml/kg dung dịch Ringe Lactate theo số lượng và thời gian như sau:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi truyền lần đầu 30ml/kg trong 1 giờ. Sau đó 70ml/kg trong 5 giờ.
- Với trẻ lớn hơn truyền lần đầu 30ml/kg trong 30 phút. Sau đó 70ml/kg trong 2giờ30 phút.
- Sau 2 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước và truyền lại một lần nữa với liều và thời gian như trên, nếu mạch không tốt cần tăng tốc độ truyền dịch.
- Sau khi bệnh nhân uống được cần cho uống Oresol khoảng 5ml/kg/giờ.
Phác đồ điều trị mất nước dùng kháng sinh
Theo tin tức y tế cho biết trong quá trình điều trị mất nước do tiêu chảy cấp không chỉ định sử dụng kháng sinh mà chỉ dùng cho các trường hợp như sau:
- Trẻ bị tiêu chảy cấp phân có máu
- Trẻ bị mất nước nặng do tả
- Tiêu chảy do Giardia.
- Hoặc trẻ bị tiêu chảy kèm các nhiễm trùng khác như: viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu…
Trẻ bị mất nước rất dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe
Kháng sinh được sử dụng trong điều trị các nguyên ngân gây tiêu chảy:
- Tả: Erythromycin 12,5mg/kg x 4 lần/ngày x 3 ngày
- Lỵ trực khuẩn: Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày
- Campylorbacter: Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày
- Lỵ a míp: Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 - 10 ngày (10 ngày với trường hợp bệnh nặng), dùng đường uống
- Giardia: Metronidazole 5 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 ngày, dùng đường uống
- Ngoài ra bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy cấp.
- Trẻ 1- < 6 tháng tuổi: 10mg/ngày x 10 – 14 ngày.
- Trẻ ≥ 6 tháng tuổi: 20mg/ngày x 10 – 14 ngày.
Nguồn: Ytevietnam.net.vn